Nghị sĩ Mỹ Thomas Massie, với sự hỗ trợ của 7 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã trình Quốc hội Mỹ đề nghị xem xét dự luật loại bỏ Bộ Giáo dục Mỹ.
Theo Reuters, các tác giả dự luật giải thích cho sáng kiến của mình là hệ thống giáo dục ở Mỹ không hiệu quả và "quá quan liêu". Nếu dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký thì Bộ Giáo dục Mỹ sẽ bị giải thể vào ngày 31.12.2018.
Tổng thống Trump đã tuyên bố trước đó rằng ông sẽ cắt giảm kinh phí đầu tư cho Bộ Giáo dục. Ngoài ra, những người Mỹ đã nói chuyện với ngài Thomas Massie đều tỏ ra không tin tưởng chínhquyền Washington trong giáo dục và cần phải hoàn toàn sửa đổi hệ thống hiện có.
Bộ Giáo dục Mỹ hoạt động từ năm 1980. Tuy nhiên, vào năm 1981, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã hứa bãi bỏ cơ quan này và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ liên bang vào hoạt động của trường học với lý do "giáo dục là trách nhiệm của các bang và các cơ quan chính quyền địa phương".
Ông Reagan cũng bày tỏ mối quan tâm về các vấn đề giáo dục trong nước và ủy ban nhà nước đặc biệt đã được lập ra "vì chất lượng giáo dục" .Năm 1983. ủy ban này đã công bố một báo cáo nêu rõ "tình trạng thảm hạivề kiến thức và kỹ năng của học sinh".
Tuy nhiên, sáng kiến của Tổng thống Reagan khi đó không nhận được ủng hộ trong Quốc hội và thay vì bịbãi bỏ thì Bộ Giáo dục đã nhận được tài trợ thêm khoảng 5 tỉ USD/năm.
Năm 1996, các thành viên của đảng Cộng hòa trong cuộc vận động tranh cử tổng thống cũng đã tuyên bố rằng nên giải thể Bộ Giáo dục vì "chính phủ liên bang không có thẩm quyền đểáp đặt các quy tắc cho tất cả các trường học trong cả nước".
Vũ Trung Hương