Quảng cáo (QC) là công cụ để các nhà sản xuất và các cửa hàng bán sỉ, lẻ giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Bên cạnh những QC có sự đầu tư, độc đáo, giàu tính nghệ thuật, không hiếm những QC phản cảm khiến người tiêu dùng ngã ngửa vì sốc..tới óc  Quảng cáo (QC) là công cụ để các nhà sản xuất và các cửa hàng bán sỉ, lẻ giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Bên cạnh những QC có sự đầu tư, độc đáo, giàu tính nghệ thuật, không hiếm những QC phản cảm khiến người tiêu dùng ngã ngửa

Nhiều quảng cáo tại Việt Nam quá nhảm nhí

Một Thế Giới | 02/07/2015, 08:00

Quảng cáo (QC) là công cụ để các nhà sản xuất và các cửa hàng bán sỉ, lẻ giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Bên cạnh những QC có sự đầu tư, độc đáo, giàu tính nghệ thuật, không hiếm những QC phản cảm khiến người tiêu dùng ngã ngửa vì sốc..tới óc  Quảng cáo (QC) là công cụ để các nhà sản xuất và các cửa hàng bán sỉ, lẻ giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Bên cạnh những QC có sự đầu tư, độc đáo, giàu tính nghệ thuật, không hiếm những QC phản cảm khiến người tiêu dùng ngã ngửa

Từ những biển hiệu độc, lạ...
Nằm trên đường Lý Chính Thắng, Q3, một cửa hiệu trưng tấm bảng to tướng “Giày xấu giá cao” ấn tượng, thu hút khá đông bạn trẻ tò mò. Giá một đôi giày dao động từ 200 nghìn đến dưới 1 triệu đồng với mẫu mã đa dạng. Giải thích về cái tên ngược đời, chủ cửa hàng cho biết “Lý Chính Thắng là phố giày nên mình đặt tên như chiêu gây sốc để được chú ý hơn”.
Cùng sở hữu cái tên không đụng hàng quán ăn “Ba thằng khùng” của chàng nông dân mê hát Lệ Rơi ở đường Phó Đức Chính Q1 từng gây xôn xao trên các phương tiện truyền thông. Quán này chuyên món bún chả Hà Nội, giá 50 nghìn đồng/tô, đắt hơn hẳn so với mặt bằng chung, nhưng có lẽ vì cái tên khiến ai đi ngang cũng phải ngoái nhìn, cộng với cách bài trí lạ mắt nên “Ba thằng khùng” vẫn đông khách ra vào.
Ngoài hai cửa hiệu trên, rất nhiều cửa hàng trưng biển hiệu độc, lạ như quán nướng “Xiên khè ngon nhất bờ kè” ở đường Hoàng Sa, Q1, quán ốc “Xấu Quắc” ở đường Dương Bá Trạc, Q8 hay tiệm xăm “Không phải tiệm xăm” ở đường Hồng Lạc, Q.Tân Bình gây sự chú ý với khách đi đường.
Tuy nhiên, do hiệu quả gây sốc thành công ngoài mong đợi khiến một số chủ tiệm sa đà, cho ra đời những biển hiệu chứa nội dung phản cảm. Năm 2013, hàng loạt biển hiệu trên đường Võ Văn Kiệt (nối từ sân bay quốc tế đến TP.Cần Thơ) bị yêu cầu tháo dỡ hoặc chấn chỉnh vì phản cảm và sai phạm trong giấy phép kinh doanh như “Bớp Chim Hồi Cu Đuối” của quán Tân Hoa Sim, “Phố Dê” của quán Phố Dê, “Dê phố núi" của quán ăn gia đình Phố núi...
quang cao gay soc
Quán " Ba thằng khùng" của Lệ Rơi 
Đến những chương trình quảng cáo gây sốc
Bên cạnh những biển hiệu lề đường, khán giả Việt còn có dịp đã mắt với chiêu trò gây sốc từ những clip QC. Lật lại lịch sử QC Việt Nam, người xem hẳn chưa quên tiếng “cạch... cạch” kinh điển của Máy lọc nước Kangaroo xen giữa những chương trình phim truyện và thể thao khiến không ít người bực mình vì sự vô duyên và thông tin ít ỏi mà QC mang lại. Quả thực ngoài hình ảnh sản phẩm, nhà sản xuất không cung cấp được tính năng nổi bật, cách sử dụng hay bất cứ thông số kĩ thuật nào. Có lẽ vì vậy, Kangaroo một thời bị chính khán giả quay lưng, đem ra chế giễu trên các diễn đàn mạng khiến tần suất xuất hiện của mặt hàng ngày thưa thớt dần.
Năm 2012, hàng loạt clip QC bị lên án dữ dội vì hình ảnh thô tục. Điển hình là QC cho hãng bánh Chewy Junior của người mẫu Trà Ngọc Hằng và Don Nguyễn hay QC cho hãng nước giải khát của bộ ba Ngọc Trinh, Hoàng Yến, Yến Trang tạo nên làn sóng tranh cãi về ranh giới giữa gây sốc và phản cảm.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM - doanh nghiệp được quyền gây sốc trong sản phẩm QC của mình (gồm cả nội dung và hình thức) để quảng bá sản phẩm, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Cụ thể, điều 8 Luật QC 2012 quy định cấm một số hành vi như: QC thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, QC tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ...
Điểm lại các con đường ở Việt Nam, nhiều biển hiệu sử dụng hình ảnh phản cảm của kiều nữ chân dài, thiếu vải, nhất là ở những tiệm chuyên loại hình bi-da, bóng bàn... khiến người đi đường “nhức măt”. Bên cạnh đó, việc lạm dụng ngôn từ thô tục đặt tên cho biển hiệu trái với tên đăng kí trong giấy phép kinh doanh diễn ra thường xuỵên, đặc biệt ở các quán nhậu lề đường. Điển hình, Quán ăn gia đình Phố núi (đường Võ Văn Kiệt) là tên chủ quán đăng kí trong giấy phép nhưng lại dùng tên Dê Phố núi đặt cho biển hiệu, vừa phản cảm vừa vi phạm pháp luật.
Bao biện bằng mỹ từ “gợi cảm”, không ít nhãn hàng tung clip QC chẳng khác gì phim khiêu dâm để gây sự chú ý dù hiệu quả truyền thông chỉ là số không tròn trĩnh. Tháng 6-2014, clip QC sữa tắm của Ngọc Trinh bị dư luận “ném đá” khi máy quay chỉ tập trung vào 3 vòng gợi cảm của người mẫu này. Đến nay, hầu như chẳng ai biết đến tên sản phẩm, còn đơn vị sản xuất và Ngọc Trinh thì bị cơ quan chức năng “tuýt" còi” cho hình ảnh phản cảm của mình.
Cũng theo luật sư Hậu, Luật QC 2012 quy định sản phẩm QC bao gồm nội dung và hình thức QC. Do đó, không chỉ nội dung mà nếu hình thức QC vi phạm các điều cấm thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định tại điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 mức phạt có thể lên đến 80 triệu đồng.
Như vậy, có thể nói thủ thuật gây sốc trong QC là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng mức có thể thu hút khách hàng, còn lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược khi bị chính người tiêu dùng phản đối và tẩy chay, thậm chí vi phạm pháp luật.
Nam Anh – Như Quỳnh/ Công an TPHCM
Bài liên quan
Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn trên địa bàn TP.HCM đã tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện
Đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, từ ngày 1.5-30.6, UBND TP.HCM yêu cầu tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo, hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi xe, khuôn viên, các khu vực công cộng từ 22 giờ; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ để tiết kiệm điện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thách thức của ngành xuất bản trước những xu hướng công nghệ mới
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hướng đi mà các nhà xuất bản cần tập trung là nâng cao chất lượng các ấn phẩm, hướng tới nhiều ấn phẩm chuyên sâu, chuyên ngành.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều quảng cáo tại Việt Nam quá nhảm nhí