Trước khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, giới chuyên gia đưa ra nhiều dự báo về gia tăng xung đột và bất ổn trên khắp Đông Nam Á.

Nhìn lại Đông Nam Á năm 2020: COVID-19 khiến một số điểm nóng dịu lại

Cẩm Bình | 23/12/2020, 17:15

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, giới chuyên gia đưa ra nhiều dự báo về gia tăng xung đột và bất ổn trên khắp Đông Nam Á.

Nhưng rồi năm 2020 sắp kết thúc và bối cảnh chính trị khu vực lại khá ổn định, mặc dù dịch bệnh làm gián đoạn mọi hoạt động cũng như khiến mọi người chán nản.

thumbs_b_c_82673c405406e7f72f0fc223236b2bf7.jpg
COVID-19 chi phối mọi mặt của đời sống - Ảnh: Reuters

Chính quyền của Thủ tướng Prayut Chan-ocha vẫn vượt qua phong trào biểu tình do hàng chục nghìn sinh viên Thái Lan tổ chức từ tháng 9, các vụ bạo lực được kiểm soát. Thủ tướng Malaysia Muhyuddin Yassin thành công giữ vững quyền lực bất chấp thế đa số mong manh trong Quốc hội. Bầu cử ở Singapore, Indonesia, Myanmar diễn ra một cách ôn hòa với chiến thắng thuộc về những người đang nắm quyền, dường như người dân ít cảm thấy bất mãn dù kinh tế xấu đi vì COVID-19.

ap_20295371166259-1.jpg
Biểu tình tại Thái Lan - Ảnh: AP

Xung đột tại nhiều khu vực có lực lượng chống chính quyền cũng lắng dịu. Lệnh ngừng bắn do một nhóm vũ trang lớn ở miền nam Thái Lan đơn phương tuyên bố giúp mang lại sự bình yên chưa từng có cho nơi. Khoảng 70 nghìn người đã được trở về bang Rakhine (Myanmar) nhờ lệnh ngừng bắn tương tự.

Tình hình ở quần đảo Sulu là ngoại lệ: nhiều vụ giết hại quan chức và nhà báo vẫn tiếp diễn, quân đội Philippines đẩy mạnh nỗ lực tiêu diệt lực lượng chống đối.

unnamed.jpg
Khoảng 70 nghìn người đã được trở về bang Rakhine (Myanmar) - Ảnh: YCNews

Không thể giải thích rằng do không có căng thẳng kinh tế - xã hội nên Đông Nam Á mới yên bình như vậy. Đại dịch tác động đến mọi nền kinh tế trong khu vực, người dân mất thu nhập phải dùng đến số tiền tiết kiệm, hộ gia đình đã thoát nghèo nay lại lâm vào cảnh nghèo đói.

Khảo sát do Liên hợp quốc thực hiện vào tháng 10 cho thấy tỷ lệ nghèo đói tại một số vùng của Myanmar tăng vọt từ 16% lên 60%. Còn tại khu vực nghèo thuộc Kuala Lumpur, cứ 3 thanh niên thì có 1 người thất nghiệp và từ bỏ hy vọng tìm việc.

Hỗ trợ kinh tế chậm và không đủ cũng chẳng làm giảm mức độ ủng hộ người dân dành cho chính quyền. Tại Thái Lan không ghi nhận tình trạng mọi người đổ xô đi tham gia biểu tình, đảng ủng hộ phong trào biểu tình thất bại trong một cuộc bầu cử cấp địa phương tháng qua. Theo một thăm dò gần đây, công chúng quan tâm đến giáo dục và cải cách tư pháp hơn là yêu sách phía sinh viên nêu ra.

Nikkei Asian Review nêu ra 2 lý do giải thích cho bối cảnh hiện tại. Thứ nhất là người dân giao phó sức khỏe và an toàn của mình cho chính quyền, vì vậy họ trở nên khoan dung hơn. Thứ hai, hạn chế ban hành để phòng dịch cộng tâm lý lo ngại về sức khỏe khiến các phong trào biểu tình hay nhóm vũ trang khó huy động người ủng hộ hơn.

Tuy tình hình có vẻ ổn định, nhưng bất công xã hội cùng thiệt hại về kinh tế không thể được dung thứ vô thời hạn. Cần chờ xem tình hình diễn biến ra sao sau khi vắc xin ngừa COVID-19 được tiêm chủng rộng rãi và quá trình phục hồi kinh tế bắt đầu.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn lại Đông Nam Á năm 2020: COVID-19 khiến một số điểm nóng dịu lại