Có thể vụ xì khí methane (mê tan) mạnh nhất thế giới từ trước đến nay xảy ra ở mỏ than Raspadskaya (Nga), theo hãng tin AP ngày 15.6.

Nhìn lại vụ xì khí mê tan mạnh nhất thế giới

Bảo Vĩnh | 15/06/2022, 13:11

Có thể vụ xì khí methane (mê tan) mạnh nhất thế giới từ trước đến nay xảy ra ở mỏ than Raspadskaya (Nga), theo hãng tin AP ngày 15.6.

Theo công ty tư nhân GHGSat (Canada), các dữ liệu giám sát nguồn rò rỉ khí mê tan toàn cầu của vệ tinh thương mại Hugo đã ghi nhận 13 cột khí mê tan có thể xì từ 658kg đến 17.994kg khí/giờ từ mỏ than Raspadskaya ở vùng Siberia (Nga).

GHGSat còn tính rằng vụ xì khí này dẫn đến việc thải khoảng 90 tấn khí mê tan/giờ vào khí quyển, lượng khí thải nhà kính carbon dioxide tương đương 5 nhà máy điện chạy than.

Vụ xì khí này lớn gấp rưỡi so với bất kỳ vụ xì khí nào được GHGSat ghi nhận, kể từ khi vệ tinh của họ bắt đầu bay giám sát toàn cầu hồi năm 2016.

Gần đây, xem ra mỏ Raspadskaya xì khí mê tan ở mức thấp hơn, khoảng 1/3 so với mức xì cao nhất ghi nhận được vào ngày 14.1.2022, nhưng sự xì này được cho là đã bắt đầu ít nhất 6 tháng trước khi được phát hiện hồi đầu năm.

GHGSat nói các cột khí mê tan được phát hiện ở mỏ Raspadskaya có thể do cố tình xả khí như một giải pháp an toàn, khi khí này có thể thoát ra khỏi mỏ và bốc cháy với khả năng gây ra chết người. Vào năm 2010, hai vụ nổ khí mê tan và 1 một vụ cháy đã làm chết 91 người ở mỏ than lớn nhất Nga này.

Manfredi Caltagirone, lãnh đạo mảng giám sát thải khí mê tan quốc tế của chương trình Bảo vệ môi trường (Liên Hợp Quốc) nói : “Nếu sự kiện này là kết quả của việc tích tụ khí mê tan được thải ra cùng một lúc thay vì trong vài ngày, thì tác động môi trường sẽ giống như một chùm khí nhỏ hơn được thải ra liên tục trong một khoảng thời gian. Nhưng về vấn đề an toàn thì đây là một điều đáng ngại”, và ông lưu ý gần đây một mỏ than đã nổ ở Ba Lan làm chết 13 người.

GHGSat cho biết đã thông báo ban quản lý mỏ than Raspadskaya về phát hiện hôm 22.1.2022 của họ. Ban này từ chối bình luận với hãng tin AP.

Brody Wight, chủ nhiệm mảng năng lượng, bãi rác và mỏ của GHGSat, ước tính vụ xì khí mê tan ở mỏ than Raspadskaya sẽ làm tăng thêm khoảng 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi đốt bất kỳ loại than đá nào được sản xuất từ ​​mỏ này.

Ông nói: “Chúng ta đang chứng kiến một sự tăng xì khí mê tan từ mỏ này, điều có thể là kết quả của sự tăng sản xuất than, liên quan trào lưu sử dụng than trên toàn cầu”.

Kéo giảm xì khí mê tan từ những nơi khai thác nhiên liệu hóa thạch đã trở thành mối quan tâm của nhiều chính phủ muốn có ngay các giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng thay đổi thời tiết. Mê tan là khí giữ nhiệt mạnh nhất chỉ sau carbon dioxide, nó lưu lại lâu hơn trong khí quyển.

Các công ty có thể phòng chống sự xì khí mê tan không kiểm soát được bằng các biện pháp tốt nhất. Việc thu hồi khí này có thể dùng làm nhiên liệu, giúp hạ giảm tác động làm trái đất nóng dần lên.

Trong vài năm gần đây, nhiều vệ tinh tư nhân và của các chính phủ đã được phóng vào quỹ đạo, để giúp xác định nơi xì khí mê tan và cảnh báo sự rò rỉ khí này có thể gây ra những nguy cơ về sức khỏe và tính mạng con người.

Trong một vụ xì khí ở Mỹ được đưa tin rầm rộ nhất, một vụ nổ khí năm 2015 tại một kho trữ khí tự nhiên hóa lỏng ở bang California đã khiến cư dân thung lũng San Fernando đổ bệnh, 8.000 gia đình phải sơ tán.

Theo Guardian, Nga là một trong những nơi có nguồn khí mê tan lớn nhất thế giới từ việc khai thác nhiên liệu hóa thạch. Các cơ sở khai thác khí đốt Nga, gồm cả cơ sở sản xuất và tuyến ống dẫn khí, thường để xảy ra tình trạng xì khí, bất chấp những lời kêu gọi chính phủ Nga có biện pháp giải quyết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn lại vụ xì khí mê tan mạnh nhất thế giới