Lý An (Ang Lee) không chỉ được biết đến như một đạo diễn châu Á thành danh ở Hollywood với hai giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, những bộ phim bom tấn, mà còn được cộng đồng gay toàn thế giới hâm mộ nhờ những bộ phim về chủ đề đồng tính như Brokeback Mountain và trước đó là Hỷ yến – The wedding banquet (1993).

Nhớ 'Bữa tiệc cưới của bi kịch đồng tính'

Một Thế Giới | 26/04/2015, 02:12

Lý An (Ang Lee) không chỉ được biết đến như một đạo diễn châu Á thành danh ở Hollywood với hai giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, những bộ phim bom tấn, mà còn được cộng đồng gay toàn thế giới hâm mộ nhờ những bộ phim về chủ đề đồng tính như Brokeback Mountain và trước đó là Hỷ yến – The wedding banquet (1993).

Hỷ yến là bộ phim thứ 2 của Lý An, ra mắt năm 1993. Khi vừa ra đời, Hỷ Yến đã gây tiếng vang lớn và thể hiện rõ phong cách làm phim của Lý An: xoáy sâu vào tâm lý của con người. Phim đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan phim Berlin và Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Seattle, cũng như được đề cử Quả Cầu Vàng Oscar.
Bối cảnh của Hỷ yến là bữa tiệc cưới – vở kịch của anh chàng đồng tính người Đài Loan bày ra trước mắt cha mẹ khi họ tới Mỹ thăm con và “kiểm tra” chuyện chung thân của cậu quý tử độc nhất. Nhưng cuộc chung sống giữa hai thế hệ, giữa cặp tình nhân đồng tính và cô gái được thuê làm “vợ hờ” không suôn sẻ, đặc biệt khi chàng tân lang rơi vào sức hấp dẫn bản năng với cô vợ hờ trong đêm tân hôn.
Hy Yen, Ly An, dong tinh
Với cốt truyện như vậy, buổi tiệc cưới có vai trò bước ngoặt trong cốt truyện, vừa là đích đến cho mục tiêu ban đầu của nhân vật (làm cha mẹ an lòng về chuyện lấy vợ sinh con), vừa tạo ra cản trở mới: mối quan hệ tay ba giữa chàng trai, cô vợ giả và người tình đồng tính. Buổi tiệc vô tình trở thành giao điểm để chuyển hướng cốt truyện, ở đó mỗi nhân vật mang một tâm trạng riêng, chuẩn bị cho hành động sau này của họ.
Sức hấp dẫn của bộ phim nằm ở chỗ, đạo diễn đã tạo ra một dàn cảnh hết sức tự nhiên. Mỗi nhân vật xuất hiện trong khuôn hình không có cử chỉ thừa. Qua đó, một không gian mà bung ra nhiều tâm trạng, trăn trở riêng. Như một cảnh người dự tiệc thúc ép cô dâu chú rể hôn nhau, bên cạnh sự gượng ép trong điệu bộ của cặp đôi này là cái khẽ nhăn mày của cậu tình nhân trong vai phù rể, đủ tinh tế để không ghen tuông nhưng lộ vẻ sốt ruột. Kế đó là cử chỉ anh chàng này lau dấu son môi cho chú rể, khi ống kính lướt qua họ giữa đám đông. Hay cận cảnh anh phù rể bất đắc dĩ đang nhăn nhó và tỏ ra khó hiểu trước trò chơi “dùng miệng giật cánh gà” của người châu Á.
Hy Yen, Ly An, dong tinh
Cũng trong những màn vui đùa đó, máy quay tận dụng mọi cách đảo góc, góc tam giác, cỡ cảnh toàn rộng lẫn trung, cận, để thấy được biểu hiện của mỗi người tham dự, từ tâm trạng vui vẻ của cha mẹ chú rể tới nét mặt lạ lẫm hiếu kỳ của những khách mời phương Tây lần đầu dự tiệc cưới Trung Hoa. Lối dựng nhảy liên tiếp cắt ngang giữa những trò vui, chọn lọc thời điểm rôm rả nhất, không khí tiệc vì vậy càng sinh động, tự nhiên. Một dàn cảnh quan trọng nữa, khi bạn bè kéo tới phòng tân hôn bày trò vui, khiến cô dâu cười như nắc nẻ, tiếng cười pha men rượu. Người xem có thể đọc được sau tiếng cười đó là cám cảnh trớ trêu của cô dâu hờ, người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương. Vì đã gài chi tiết này mà việc cô chủ động quyến rũ anh chồng gay ở đoạn sau trở nên dễ tiếp nhận với người xem.
Hy Yen, Ly An, dong tinh
Những đám cưới bi kịch như Hỷ yến sẽ còn, nếu xã hội vẫn còn định kiến với người đồng tính.
Đặc biệt bữa tiệc này không có nhạc nền, chỉ chồng chéo thoại, tiếng cười đùa và tiếng ồn tự nhiên như một cảnh phim tài liệu, nhờ đó ta thấy được mỗi nhân vật nói gì, đánh giá thế nào.Trường hợp này, dàn cảnh tự nhiên là môi trường hợp lý để phơi bày tâm trạng trái ngược của những người ngồi cùng mâm nhưng khác nhau về quan niệm, văn hóa và thế hệ.
Câu chuyện trong Hỷ yến cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên tính thời sự. Khi người đồng tính, hôn nhân đồng giới vẫn gặp phải nhiều rào cản, định kiến từ xã hội thì vẫn sẽ còn những bi kịch xảy ra từ những cuộc hôn nhân giả, những Hỷ yến gượng ép không có tình yêu nhằm che mắt phụ huynh và dư luận, nhất là trong bối cảnh xã hội phương Đông còn nặng nề lễ giáo.
Theo Mỹ Linh (TT&VH)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhớ 'Bữa tiệc cưới của bi kịch đồng tính'