Các nền văn hóa trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử đã sử dụng chì cho những mục đích kỳ quặc và thường rất độc hại.
Dùng chì để làm đẹp
Những người đàn ông và phụ nữ thượng lưu ở Ai Cập cổ đại thường kẻ mắt bằng kohl - một loại bột màu tối làm từ chì sunfua. Kỳ lạ thay, lớp trang điểm này dường như có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các bệnh nhiễm trùng mắt thông thường. Nhận ra điều này, người Ai Cập có thể đã tổng hợp mỹ phẩm chì đặc biệt để tăng cường các đặc tính y học của nó.
Năm 2009, các nhà hóa học hiện đại đã thực sự thử nghiệm hiệu quả của phương cách độc hại này bằng cách trộn muối chì với tế bào da người. Quả thực, các tế bào bị ảnh hưởng bởi chì đã sản xuất nhiều hóa chất phản ứng miễn dịch hơn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Mọi con đường đều dẫn đến Rome
Mặc dù người La Mã nổi tiếng với việc dẫn nước qua các đường ống bằng chì, nhưng nước đó có thể không phải là vấn đề chính của họ: Các dòng suối trên núi rất giàu canxi, phủ lên các đường ống một lớp có thể ngăn chì xâm nhập vào nước.
Trên thực tế, các nhà sử học cho rằng người La Mã có thể đã hấp thụ lượng chì hằng ngày của họ thông qua một loại đồ uống khác. Việc đun sôi si rô như sapa trong các vạc chì đã làm ô nhiễm rượu vang ngọt của họ; người uống có thể bị rối loạn tâm thần, thiếu máu và bị các vấn đề về khả năng sinh sản.
Thời đại đồ đồng - thời đại đồ chì
Thời đại đồ đồng của Trung Quốc có lượng chì dồi dào một cách kỳ lạ. Ngược về 4.000 năm trước tại thung lũng sông Hoàng Hà, những người thợ thủ công đã nấu chảy thiếc, đồng và chì thành những chiếc cốc bằng đồng, và các quý tộc thời nhà Thương đã uống rượu gạo từ những chiếc cốc được trang trí công phu này.
Các nhà khoa học hiện đại đã thử nghiệm những tác động tiềm tàng của việc uống một loại rượu có tính axit như vậy từ một kim loại độc hại và phát hiện ra rằng lượng chì hấp thụ hằng ngày của một người uống có thể lên tới 85 microgam - liều đủ để gây ngộ độc chì mạn tính, hay còn gọi là bệnh nhiễm độc chì (bệnh plumbism).
Đặt tên cho một căn bệnh
Người Hy Lạp cổ đại đã tạo ra tiền xu của họ bằng cách chiết xuất bạc từ quặng giàu chì. Hoạt động khai thác và luyện kim của Hy Lạp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu khí quyển của trái đất, như các nhà khoa học hiện đại đã xác nhận thông qua những trầm tích chôn vùi trong các sông băng Greenlandic về bụi chì thổi từ Hy Lạp từ rất lâu trước đây.
Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, bác sĩ Nicander của Colophon là người đầu tiên ghi nhận sự buồn nôn, mệt mỏi và ảo tưởng là triệu chứng của bệnh amip nặng.
Nghiện liếm sơn có chì (Lick of Paint)
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20, người ta sử dụng bột màu chì trong sơn trắng và chúng trở nên phổ biến trong sơn dầu đến mức các triệu chứng nghiện chì của họa sĩ thường được gọi là "painter’s colic" (cơn đau bụng của họa sĩ). Danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh đã mắc phải các chứng bệnh tâm lý trong suốt cuộc đời, nhưng chứng mê sảng cắt tai khét tiếng của ông có thể đã trở nên trầm trọng hơn do nghiện chì. Ông có thói quen nổi tiếng là liếm đầu cọ vẽ.