Dù những tập tục truyền thống trong những ngày đầu xuân vẫn được người hiện đại truyền tai nhau giữ nét truyền thống này như một phương thức tâm linh. Để tự bảo vệ trước những điều bất trắc, điềm “gở”. Đồng thời chủ động đón điều lành đến nhà.

Những dấu hiệu mang lại may mắn và kiêng kỵ trong dịp Tết

Một Thế Giới | 19/02/2015, 02:03

Dù những tập tục truyền thống trong những ngày đầu xuân vẫn được người hiện đại truyền tai nhau giữ nét truyền thống này như một phương thức tâm linh. Để tự bảo vệ trước những điều bất trắc, điềm “gở”. Đồng thời chủ động đón điều lành đến nhà.

1. Điều may mắn

  • Hoa mai mở sau giao thừa hoặc đúng mồng 1 (càng nhiều càng tốt) thì đó là báo hiệu điềm may, một năm mới sẽ "nở hoa".  
  • Từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu trong nhà có hoa nở. Đặc biệt nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ chắc chắn năm đó gia chủ sẽ phát tài. 
  • Chó lạ vào nhà. Tục ngữ có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Nếu sáng mồng 1, chó chạy vào nhà bạn thì hãy yên tâm năm đó gia đình bạn sẽ làm ăn suôn sẻ, thịnh vượng 
  • Cây hạnh liên quan đến lộc chồi. Nếu cây hạnh có nhiều hoa nở, hoặc chồi xanh mọc lên mơn mởn, sung mượt. Năm đó sẽ có nhiều tài lộc như ý.
  • Mặc quần áo trái.
  • Ngoài ra, sau giao thừa và mùng 1, người ta thường hay đi chùa cầu may, hoặc mùng 1, 2 mua muối sẽ mang đến may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình. 

2. Điều kiêng kỵ:

  • Kiêng quét nhà
  • Kỵ cho nước, cho lửa
  • Kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ
  • Kiêng ănThịt chó, Cá mè, Thịt vịt. Người dân miền Trung có tục kiêng ăn:Trứng vịt lộn, thịt vịt trong phong thủy ngày Tết và cả tháng đầu năm. Một số vùng không ăn tôm
  • Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng
  • Không được cãi nhau
  • Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng Một Tết
  • Kiêng giặt giũ vào mùng Một và mùng Hai Tết
  • Không treo tranh ảnh có nội dung tiêu cực
  • Kiêng mở tủ
  • Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ
  • Kiêng đánh thức người trong mùng 1
  • Kiêng xõa tóc
  • Kiêng vay mượn tiền bạc
  • Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang
  • Kỵ mai tang
  • Kiêng khóc lóc và nói những điều không vui.
  • Kiêng xuất hành ngày xấu
  • Kiêng làm vỡ đồ đạc

Trong dân gian chẳng mấy ai để tâm nghiên cứu hay tìm hiểu về “lý nọ”, “sự kia”.Mà người ta làm theo lệ tục từ một lẽ rất đơn giản: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dịch Linh/ Minh An (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 3 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 80.000 tỉ đồng và đạt tỷ lệ hơn 13,7%, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những dấu hiệu mang lại may mắn và kiêng kỵ trong dịp Tết