Các chuyên gia Trung Quốc cho biết 1/3 số người đã hồi phục từ COVID-19 không có đủ kháng thể trong máu, có nguy cơ bị nhiễm lại, còn các chuyên gia Hàn Quốc đã thông báo có 51 bệnh nhân tái nhiễm coronavirus sau khi nhận được kết quả âm tính và xuất viện. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, người đứng đầu Ủy ban đối phó coronavirus của Nhà Trắng lại khẳng định ít có khả năng một người bị nhiễm coronavirus mới nhiều lần.

Những người khỏi bệnh COVID-19 liệu có tái nhiễm?

13/04/2020, 14:18

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết 1/3 số người đã hồi phục từ COVID-19 không có đủ kháng thể trong máu, có nguy cơ bị nhiễm lại, còn các chuyên gia Hàn Quốc đã thông báo có 51 bệnh nhân tái nhiễm coronavirus sau khi nhận được kết quả âm tính và xuất viện. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, người đứng đầu Ủy ban đối phó coronavirus của Nhà Trắng lại khẳng định ít có khả năng một người bị nhiễm coronavirus mới nhiều lần.

Tiến sĩ Anthony Fauci - Ảnh: AP

Theo Business Insider, chuyên gia miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm Mỹ Anthony Fauci quả quyết chắc chắn rằng bất cứ ai bị bệnh COVID-19 sẽ được miễn nhiễm trong ít nhất vài tháng và có thể cảm thấy an toàn trong đợt đại dịch tiếp theo, dự đoán sẽ xảy ra vào mùa thu ở Mỹ.

Nhưng dữ liệu từ các nước châu Á khiến người ta nghi ngờ rằng tất cả những người đã bị bệnh đều có khả năng miễn dịch bởi khoảng 1/3 số người sống sót không có đủ kháng thể. Điều này có nghĩa là không chỉ họ có thể bị bệnh trở lại bất cứ lúc nào, mà vắc xin cũng vô dụng đối với họ.

Một trong những câu hỏi chính liên quan đến coronavirus mới là liệu những người đã bị bệnh có thể bị nhiễm lại hay không. Câu trả lời quyết định quá trình chuyển đổi từ các biện pháp kiểm dịch sang cuộc sống bình thường sẽ diễn ra như thế nào. Trong cuộc trò chuyện với biên tập viên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ và là người đứng đầu Ủy ban đối phó coronavirus của Nhà Trắng nói rằng ít có khả năng một người bị nhiễm coronavirus mới nhiều lần.

Theo Anthony Fauci, những dữ liệu hiện có về việc nhiễm coronavirus cho thấy các kháng thể đối với COVID-19 sẽ tồn tại và bảo vệ vật chủ trong một khoảng thời gian “hợp lý”. Nói cách khác, một người bị bệnh vào tháng 2 - 3 rất có thể sẽ không bị bệnh vào tháng 9 - 10, khi dự kiến sẽ diễn ra đỉnh điểm thứ hai của đại dịch ở Mỹ.

Vi rút gây cảm cúm hoặc cảm lạnh đột biến nhanh chóng, do đó khả năng miễn dịch đối với một chủng này không có tác dụng đối với các chủng khác. Tuy nhiên, Anthony Fauci tin rằng điều này không xảy ra với SARS-CoV-2. Tỷ lệ đột biến của loài coronavirus này không đủ để mỗi năm đều tạo ra các chủng mới khác biệt hoàn toàn so với các chủng trước đó.

Anthony Fauci kết luận rằng những người đã mắc COVID-19 sẽ là những người đầu tiên trở lại cuộc sống bình thường và bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sau khủng hoảng.

Trong khi đó, một số nghiên cứu mới đưa ra những câu hỏi khó chịu về sự hình thành miễn dịch chống lại coronavirus. Ví dụ, theo một bài báo của các chuyên gia Trung Quốc, 1/3 số người đã hồi phục từ COVID-19 không có đủ kháng thể trong máu. Điều này có nghĩa là họ có nguy cơ bị nhiễm lại. Ngoài ra, vắc xin cho những bệnh nhân như vậy có thể là vô dụng. Các chuyên gia từ Hàn Quốc đã thông báo có 51 bệnh nhân tái nhiễm coronavirus sau khi nhận được kết quả âm tính và xuất viện. Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia không muốn nói về việc tái nhiễm, mà là về việc mầm bệnh “ tỉnh dậy” và tình trạng nhiễm trùng chưa được điều trị đến cùng hoặc xét nghiệm không chính xác.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người khỏi bệnh COVID-19 liệu có tái nhiễm?