Theo báo Đức DW, Úc đã hoãn các dự án hạ tầng cơ sở có mục đích tăng cường thương mại với Bắc Kinh. Đây là một bước đi làm mất thể diện của Trung Quốc và có thể thúc đẩy các nước khác cũng rút khỏi những thỏa thuận tương tự với Trung Quốc.

Những vết nứt trên con đường tơ lụa mới của Trung Quốc

Quỳnh Yên | 06/05/2021, 12:41

Theo báo Đức DW, Úc đã hoãn các dự án hạ tầng cơ sở có mục đích tăng cường thương mại với Bắc Kinh. Đây là một bước đi làm mất thể diện của Trung Quốc và có thể thúc đẩy các nước khác cũng rút khỏi những thỏa thuận tương tự với Trung Quốc.

Chính phủ Úc có thể chỉ dừng vài dự án hạ tầng nhỏ liên doanh với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ và đầy đe dọa. Sứ quán Trung Quốc ở Canberra đã gọi việc dừng các dự án này là “phi lý và khiêu khích” và thề sẽ trả thù.

vetnutconduongtolua-1-.png
Bản đồ các quốc gia đối tác Vành đai-Con đường của Trung Quốc và các dự án Con đường tơ lụa mới trên đất liền và trên biển.

Năm ngoái, Canberra đã thông qua một đạo luật cho phép chính phủ liên bang hủy bỏ những hiệp định mà các tiểu bang đã ký với nước ngoài. Quyết định này xảy đến sau khi bang Victoria vào năm 2018 và 2019 đã ký các hiệp định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI), còn gọi là Con đường Tơ lụa mới, một kế hoạch khổng lồ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại với hàng chục nước.

Bộ trưởng ngoại giao Úc Marise Payne nói những thỏa thuận trên không phù hợp với chính sách ngoại giao của Úc và không mang tính ràng buộc pháp lý. Việc hủy các thỏa thuận trên cũng có thể có nghĩa là chấm dứt sự hợp tác xa hơn giữa Trung Quốc và Úc trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ sinh học và nông nghiệp.

Trung Quốc mất mặt

Heribert Dieter, Viện các Vấn đề quốc tế và An ninh của Đức, nghĩ rằng việc hủy bỏ các thỏa thuận là một “sự mất mặt rất khó chịu đựng” với Trung Quốc. Ông nói rằng quan hệ của Úc với Bắc Kinh “đã xấu đi trong hai ba năm qua và đang ngày càng tệ hơn”.

Trung Quốc đã áp đặt thuế quan lên hàng xuất khẩu của Úc sau khi Canberra chỉ trích chính sách ngoại giao hiếu chiến hơn của Bắc Kinh. Chính phủ Úc đã dẫn đầu việc kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc của đại dịch coronavirus và là nước phương Tây đầu tiên loại Huawei khỏi việc xây dựng mạng 5G của nước này.

Dieter nói với DW rằng quyết định của chính phủ Úc có thể dẫn đến việc các nước khác hoãn lại rút khỏi BRI. Sáng kiến này mới đây đã mất động lực, một phần do đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia đối tác của Trung Quốc đối mặt với thảm họa kinh tế - chủ yếu là các nước nghèo ở châu Á và châu Phi.

vetnutconduongtolua-1-.jpg
Tàu hỏa Trung Quốc tại ga cuối Duisburg, Đức. Một hình ảnh về sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Âu.

Những hợp đồng mù mờ

Người ta biết rất ít nội dung của phần lớn những hợp đồng tín dụng của Trung Quốc với các đối tác BRI. Các nhà nghiên cứu ở Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW) và Đại học Georgetown ở Mỹ đã đánh giá 100 hợp đồng tín dụng BRI và công bố trong công trình nghiên cứu “Trung Quốc cho vay như thế nào?”. Nghiên cứu xác nhận điều mà các nhà phê bình từ lâu đã nghi ngờ.

“Trước hết, các hợp đồng của Trung Quốc chứa đựng những điều khoản mật một cách bất thường, những quy định này cấm bên vay tiết lộ các điều kiện vay hoặc ngay cả sự tồn tại của khoản nợ”, các tác giả của bản nghiên cứu viết. “Bên cho vay (Trung Quốc) cũng giành lợi thế so với những tổ chức cấp tín dụng khác bằng cách loại các khoản nợ BRI ra khỏi các cuộc đàm phán giảm nợ do Câu lạc bộ Paris, một nhóm quan chức từ các quốc gia cấp tín dụng chính, điều phối.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng “các điều khoản về hoãn, đẩy nhanh và ổn định hóa trong các hợp đồng của Trung Quốc có tiềm năng cho phép bên cho vay gây ảnh hưởng đến các chính sách đối nội và đối ngoại của bên vay nợ.”

Dieter gọi những điều khoản hợp đồng đó là “đáng phẫn nộ” vì chúng không phải là những hợp đồng tín dụng tư nhân không cần phải công khai như chính phủ Trung Quốc nói. Cho dù, về phía Trung Quốc, những tổ chức cho vay là tư nhân thì chúng cũng được nhà nước hỗ trợ. Dieter nói, những hợp đồng mù mờ đã trở thành tiêu chuẩn của BRI, và “tham nhũng” cũng đã giúp ký kết nhiều thỏa thuận. Ông nêu thí dụ Montenegro, nơi “người ta đã xây dựng một đường cao tốc với giá đắt đến mức phi lý, có lẽ do tham nhũng của những chính phủ trước”.

vetnutconduongtolua-2-.jpg
Vốn vay Trung Quốc đổ vào các dự án cảng, đường sắt, đường bộ từ Âu sang Á, Phi.

Sợ phản ứng dây chuyền

Úc ngày càng tỏ ra không muốn bị Trung Quốc bắt nạt. Có một sự gia tăng thấy rõ trong ý muốn của các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương xây dựng liên minh chống lại Trung Quốc, chẳng hạn sự hợp tác quân sự mới giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

“Sẽ là một thất bại nghiêm trọng cho câu chuyện kể của Trung Quốc khi nhận ra rằng không chỉ Úc, một quốc gia tương đối nhỏ về dân số, mà cả những tay chơi lớn hơn đang chia tay với BRI và với viễn cảnh hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc”, Dieter nói.

Cả Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đang cho thấy những dấu hiệu đổi ý đối với tham vọng của Trung Quốc. Các chính phủ câu Âu từng tỏ ra thân thiện với Trung Quốc, như Ý, đang ngày càng ủng hộ một sự quay trở lại với mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa châu Âu và Mỹ - Mikko Huotari, Giám đốc tổ chức nghiên cứu về Trung Quốc ở Berlin, Merics, nói với báo DW.

“Có nguy cơ chính phủ Đức trong những tháng tại nhiệm cuối cùng của Thủ tướng Merkel vẫn tiếp tục theo đuổi một chính sách về Trung Quốc không chịu nhìn nhận rằng gió đã đổi chiều ở nhiều quốc gia thành viên EU khác”, Huotari nói. Dieter chia sẻ đánh giá này khi cho rằng chính phủ Đức là trở ngại lớn nhất trong việc một chính sách chung về Trung Quốc giữa các nước công nghiệp phương Tây”. Ông cũng cho rằng chính phủ Đức đã phát đi tín hiệu sai lạc khi thúc đẩy thông qua Hiệp định đầu tư toàn diện EU-Trung Quốc (CAI) với mong muốn ràng buộc Bắc Kinh vào việc mở cửa nền kinh tế.

EU và Trung Quốc hồi cuối năm 2020 thông qua Hiệp định đầu tư toàn diện sau nhiều năm đàm phán. Tuy nhiên, tin mới nhất cho biết quá trình phê chuẩn hiệp định tại EU đã bị hoãn vì mối quan hệ ngoại giao song phương trở nên căng thẳng gần đây.

“Rõ ràng là trong tình hình hiện nay với lệnh cấm vận của EU đối với Trung Quốc và lệnh cấm vận đáp trả của Trung Quốc lên các thành viên nghị viện châu Âu đang được thi hành, môi trường này không có lợi cho việc phê chuẩn hiệp định”, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nói với AFP ngày 4.5.

Hồi tháng 3, EU đã cấm vận 4 quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương; Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm vận lên các chính trị gia, học giả, tổ chức nghiên cứu của EU.

Ông Dombrovskis, cựu Thủ tướng Latvia, hiện phụ trách quá trình phê chuẩn hiệp định CAI, cho biết thêm rằng việc phê chuẩn hiệp định sẽ tùy vào diễn tiến mối quan hệ EU-Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc cấm vận qua lại giữa hai bên như hiện nay, hiệp định khó có thể được thông qua trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những vết nứt trên con đường tơ lụa mới của Trung Quốc