Viện Khoa học Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Hóa học năm nay cho 3 nhà khoa học với 2 nghiên cứu khác nhau.

Nobel Hóa học 2018 trao cho bộ ba nhà khoa học đưa Thuyết tiến hóa vào phòng thí nghiệm

Hà Ngọc Bách | 03/10/2018, 17:27

Viện Khoa học Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Hóa học năm nay cho 3 nhà khoa học với 2 nghiên cứu khác nhau.

Một nửa giải thưởng thuộc về nữ khoa học gia Frances H. Arnold (Mỹ) và nửa còn lại thuộc về hai nhà khoa học George P. Smith (Mỹ) và Sir Gregory P. Winter (Anh).

Một thành viên Ủy ban Nobel cho biết giải thưởng năm nay là để tôn vinh "cuộc cách mạng dựa trên Thuyết tiến hóa" và việc các nhà khoa học “áp dụng các nguyên lý của Darwin trong phòng thí nghiệm”.

Các nhà khoa học đoạt giải năm nay vì đã giúp đưa Thuyết tiến hóa vào phòng thí nghiệm

Giáo sư Frances H. Arnold, tại Viện Công nghệ California, Pasadena đoạt giải vì công trình "sự tiến hóa trực tiếp của các enzym".

Enzym là các protein xúc tác phản ứng hóa học điều khiển cơ thể động vật. Enzym được sản xuất thông qua sự tiến hóa trực tiếp được sử dụng để sản xuất mọi thứ từ nhiên liệu sinh học cho đến dược phẩm.

Trong khi nhà khoa học George P. Smith và Sir Gregory P. Winter đoạt giải nhờ công trình "hiển thị phage (thể thực khuẩn) của peptide (sự kết hợp của hai hay nhiều axit amin tạo thành chuỗi) và kháng thể".

Phương pháp hiển thị phage do ông George Smith phát triển, giúp các nhà khoa học có thể biến các vi khuẩn hoặc virus thành "nhà máy" sản xuất các loại protein mới. Trong khi đó, giáo sư Sir Gregory Winter sử dụng phương pháp hiển thị phage để sản xuất dược phẩm mới. Ngày nay phương pháp này được dùng để sản xuất các kháng thể có thể trung hòa độc tố, chống lại các bệnh tự miễn dịch và chữa bệnh ung thư di căn.

Tính từ năm 1901 đến 2017 đã có 109 giải Nobel Hóa học được trao. Trong đó có 63 lần giải thưởng chỉ trao cho một nhà khoa học.

Tính đến nay đã có 5phụ nữđược trao giải thưởng danh giá này, một lần nữa cho thấy sự mất cân bằng giới trong khoa học.

Nhà hóa học Frederick Sanger là người duy nhất được trao giải hai lần vào năm 1958 và năm 1980. Người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Hóa học là Frédéric Joliot, được trao năm 1935, khi đó ông đúng 35 tuổi. Năm 2002, nhà hóa học John B. Fenn được trao giải Nobel Hóa học lúc đó ông đã 85 tuổi, là người già nhất được trao giải.

Thiên Hà (theo The Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nobel Hóa học 2018 trao cho bộ ba nhà khoa học đưa Thuyết tiến hóa vào phòng thí nghiệm