Cuộc bầu cử tổng thống Pháp hôm 23.4 – mà nhà báo Pháp kỳ cựu Christine Ockrent đã ví như “trận động đất chính trị không chỉ ở Pháp, mà còn ở châu Âu” - có kết quả không khác biệt là bao so với các cuộc thăm dò trước bầu cử.

Nước Pháp chưa có tổng thống mới, nhưng lịch sử chính trị đã sang trang

29/04/2017, 12:32

Cuộc bầu cử tổng thống Pháp hôm 23.4 – mà nhà báo Pháp kỳ cựu Christine Ockrent đã ví như “trận động đất chính trị không chỉ ở Pháp, mà còn ở châu Âu” - có kết quả không khác biệt là bao so với các cuộc thăm dò trước bầu cử.

Nền Đệ ngũ Cộng hoà tại Pháp đã sang trang mới

Theo kết quả sơ bộ vòng 1 cuộc bầu cử, ứng cử viên trung dung, thủ lĩnh phong trào "Tiến bước" Emmanuel Macron đạt 24% và Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) Marine Le Pen đạt 21,8% dẫn dầu cuộc đua và sẽ bước vào vòng 2 của cuộc bầu cử.

Tiếp theo là François Fillon, đại diện đảng Những người Cộng hòa (LR) cánh hữu đạt 19,9%, Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên phong trào Nước Pháp bất khuất cực tả đạt 19,3%, Benoît Hamon, ứng cử viên của đảng Xã hội, cánh tả đạt 6,3%.

Kết quả hình ảnh cho picture of marine Le Pen and Emmanuel Macron

Thủ lĩnh phong trào "Tiến bước" Emmanuel Macron và cựu Chủ tịch đảng Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen đã mở ra trang mới cho nền Đệ ngũ Cộng hoá

Ứng viên Nicolas Dupont-Aignan, thuộc phong trào Nước Pháp Đứng lên đạt 4,9%; Philippipe Poutou, Tân Đảng chống Tư bản đạt 1,1%; Jean Lassalle, Chúng ta Hãy kháng cự đạt 1%; François Asselineau, thuộc Liên minh Nhân dân Cộng hòa đạt 0,8%; Nathalie Arthaud, Đấu tranh Công nhân 0,7%; Jacques Cheminade, Đoàn kết và Tiến bộ 0,2%.

Kết quả này không phải là một bất ngờ với giới phân tích, nhưng nó lại tạo ra một bước ngoặt với đời sống chính trị tại đất nước hình lục lăng.

Đó là không có bất cứ đại diện của một đảng chính trị truyền thống nào – vốn đã thay nhau chi phối chính trường Pháp gần 60 năm của nền Đệ ngũ Cộng hoà - có mặt tại vòng nốc ao của cuộc bầu cử.

Thực tế đó không chỉ là một cú sốc lớn với chính trường Pháp, với giới chính trị truyền thống Pháp, mà còn có thể được xem là một cuộc cách mạng trong đời sống chính trị tại Pháp.

Ngược dòng lịch sử, năm 1958, sau khi nền Đệ tứ Cộng hoà sụp đổ, tướng Charles de Gaulle – anh hùng chống phát xít của nước Pháp - đã thúc đẩy việc thành lập nền Đệ ngũ Cộng hoà cho đời sống chính trị Pháp.

Thể chế cộng hoà ấy đã được ghi trong Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp và là thể chế chính trị tồn tại lâu thứ nhì – tính đến thời điểm này - kể từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra năm 1789 tại đất nước hính lục lăng.

Từ đó đến nay, đảng Xã hội Pháp theo đường lối trung tả và đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà – tiền thân của đảng Những người Cộng hoà, theo đường lối trung hữu. liên tục chi phối chính trường Pháp, định hình nên những trụ cột cho đời sống chính trị và đời sống xã hội Pháp.

Tuy nhiên, ngay sau khi vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 có kết quả thì điều đó đã chấm dứt.

Dù ứng cử viên Macron hay Le Pen giành chiến thắng trong vòng 2 của cuộc bầu cử, dự kiến diễn ra vào ngày 7.5 tới đây, thì các đảng phái chính trị truyền thống cũng đã chính thức mất quyền chi phối chính trị đời sống chính trị Pháp, trong thời gian ít nhất là 5 năm.

Như vậy, cử tri Pháp đã chọn đoạn tuyệt với lực lượng chính trị truyền thống và theo cá nhân người viết thì đây mới là điều đáng lo nhất với EU, là hiệu ứng nguy hại nhất với nguyên tắc tự do - dân chủ truyền thống phương Tây, chứ không chỉ là Frexit hay Non-Frexit, cực hữu hay dân tuý.

Một làm gió mới đã thực sự thổi mạnh vào đời sống chính trị và đời sống xã hội Pháp, từ đó tạo ra những thay đổi căn bản cho nước Pháp, dù đại diện cho lực lượng chính trị cấp tiến thắng cử hay đại diện cho lực lượng chính trị theo chủ nghĩa dân tuý bước vào điện Elysees.

Kết quả hình ảnh cho picture of Paris

Một cuộc cách mạng trong đời sống chính trị đã diễn ra trên quê hương của tháp Eiffel

Sự đổi thay căn bản tại đất nước hình lục lăng sẽ tác động rất lớn tới đời sống chính trị - xã hội trong Liên minh châu Âu, thậm chí không thua gì ảnh hưởng của Brexit.

Sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp, có thể một nền cộng hoà nào khác sẽ không ra đời, song chắc chắn đời sống chính trị Pháp sẽ có những định hình mới, mà đi kèm với đó sẽ là những trụ cột mới được hình thành hay sẽ có sự hoán đổi mức độ ưu tiên giữa những trụ cột đã tạo nên diện mạo cho một nước Pháp trong hơn nửa thế kỷ qua.

Điều gì khiến lực lượng chính trị truyền thống Pháp phải rời vũ đài chinh trị?

Lý do khiến lực lượng chính trị truyền thống tại Pháp phải nhường sân khấu chính trị cho các đối thủ mới, được nhìn nhận dưới nhiều khía – góc cạnh khác nhau, song nguyên nhân chủ quan vẫn là tác nhân chính gây ra hậu quả như ngày hôm nay đối với họ.

Với đảng Xã hội đương quyền, khi “tượng đài” Francois Mitterrand rời khỏi quyền lực thì cũng đồng thời báo hiệu một giai đoạn “thoái trào động lực” trong giới lãnh đạo của đảng chính trị này.

Thất bại thảm hại của ứng viên Lionel Jospin tại vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002 đã cho thấy rõ điều đó.

Kết quả hình ảnh cho picture of Hollande

Tổng thống Francois Hollande góp phần không nhỏ trong thất bại thảm hại của đảng đương quyền trong cuộc bầu cử tổng thồng Pháp năm 2017

Chiến thằng của ứng viên Francois Hollande cho đến giờ này vẫn bị cho là nhờ “ăn may”, vì uy tín của Tổng thổng Nicolas Sarkozy, đại diện cho đảng Liên minh vì phong trào nhân dân, lúc bấy giờ xuống quá thấp và người dân Pháp vẫn chưa dám trao quyền lực cho lực lượng cực hữu.

Thành quả của nước Pháp có được trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hollande đã chứng minh cho nhận định đó – tăng trưởng kinh tế thấp, bất ổn xã hội gia tăng, an ninh đất nước luôn bị đe doạ và xâm phạm, cho dù nước Pháp trong giai đoạn ông Hollande nắm quyền được xem là một giải đoạn đặc biệt.

Vì vật, ứng viên đảng Xã hội đương quyền ra tranh cử lần này không có được nển tảng chính trị tốt nhất để khẳng định niềm tin của với tri Pháp.

Với đảng Những người Cộng hoà, khi Tổng thống Jacques Chirac kết thúc nhiệm kỳ 2 cũng đã báo hiệu những bất ổn, song vì đối thủ chính của họ còn khủng hoảng nên lực lượng chính trị này đã có nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp làm chủ điện Elysees.

Có thể vì chủ quan mà Sarkozy đã thất bại trước Hollande, dù có nhiều lợi thế và ưu thế của một đương kim tổng thống Pháp, song dấu mốc quan trọng mà giới phân tích cho là dầu hiệu báo trước sự thất bại, đó là việc đổi tên đảng.

Năm 2002, đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà được đổi tên thành đảng Liên minh vì phong trào nhân dân –UMP, theo để nghị của Chủ tịch đảng Jacques Chirac. Sauk hi đổi tên đảng, ông Chirac đã giành chiến thằng lần thứ 2 liên tiếp trong cuộc đua vào điện Elysees.

Sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, đảng Liên minh vì phong trào nhân dân đã có những thay đổi và ngày 30.5.2015 thì được đổi tên thành đảng Những người Cộng hoà, theo để nghị của Chủ tịch đảng Nicolas Sarkozy. Dường như ông Sarkozy muốn theo gương ông Chirac để hy vọng giành chiến thắng chính trị cho mình.

Tuy nhiên, theo báo Le Monde thì kết quả thăm dò ý kiến của hãng Odoxa, có tới hơn 72% số người được hỏi (trong đó có gần 50% người ủng hộ UMP) cho rằng UMP đổi tên như vậy là không phù hợp vì những giá trị chung của nền Cộng hòa không phải là tài sản riêng của bất kỳ ai, bất kỳ đảng phái chính trị nào.

Kết quả hình ảnh cho picture of Sarkozy

Tham vọng của ông Sarkozy đã khiến đảng chính trị của ông phải trả giá

Thậm chí, một số đáng phái và liên minh cánh tả đã đệ đơn kiện hành động này của UMP, khi cho rằng kể từ sau Cách mạng Pháp, mọi công dân Pháp đều là người Cộng hòa, vì vậy tên mới của UMP là nhằm phục vụ cho lợi ích riêng.

Rất nhiều ý kiến chỉ trích ông Sarkozy cố ý lấy tên đảng mới như vậy là muốn đại diện cho tất cả nền Cộng hòa.

“Qua bước đi mới này, ông Sarkozy cố gắng làm nổi bật vai trò trung tâm của mình, thể hiện khả năng tập hợp lực lượng trong nội bộ đảng để thu hút sự ủng hộ cho cuộc bầu cử của đảng dự kiến diễn ra vào tháng 11.2016. Mục tiêu của ông Sarkozy là được bầu chọn làm ứng viên ra tranh cử tổng thống”, Le Monde bình luận.

Nhưng cuối cùng ông Sarkozy đã không được giới thiệu đại diện cho đảng Những người Cộng hoà ra tranh cử tổng thống Pháp năm 2017, còn đại diện của đảng này – cựu Thủ tướng Francois Fillon - thì đã thất bại ngay tại vòng 1 của cuộc bầu cử diễn ra ngày 23.4 vừa qua.

Dư luận cho rằng ông Fillon thất bại vì scandal về tài chính, song theo giới phân tích thì nguyên nhân sâu xa là do nhiều cử tri Pháp đã quay lưng với đảng Những người Cộng hoà là do đảng này muốn đại diện cho cả nền Cộng hoà tại đất nước hình lục lăng.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước Pháp chưa có tổng thống mới, nhưng lịch sử chính trị đã sang trang