Thành phố Hà Nội nằm gần như ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phía Đông và sông Tô Lịch ở phía Tây. Đối với phong thủy, dải đất này chính là chân long, nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông, núi ở xung quanh.

Nước sông Hồng qua Hà Nội chảy mạnh là điều không tốt?

Một Thế Giới | 15/12/2013, 15:08

Thành phố Hà Nội nằm gần như ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phía Đông và sông Tô Lịch ở phía Tây. Đối với phong thủy, dải đất này chính là chân long, nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông, núi ở xung quanh.

Nhờ vậy, Hà Nội sẽ luôn nắm được những vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế đối với đất nước. Chẳng những thế, trong các thời kỳ hưng vượng còn sản sinh ra những lãnh tụ tài ba, những anh hùng kiệt xuất. 
Thủy long Hà Nội
Thế sông Miền Bắc có các đồng sông với khuynh hướng hội tụ như hình rẻ quạt. 
  • Hướng Tây Bắc - Đông Nam có sông Đà, sông Hồng
  • Hướng Bắc - Nam thì có sông Lô, sông Gấm, sông Cầu
  • Hướng Đông Bắc - Tây Nam có sông Thương, sông Lục Nam
Nuoc song Hong qua Ha Noi chay manh la dieu khong tot?-hinh-anh-1
Sau khi chảy qua nhiều nơi cuối cùng đều nhập vào sông Nhị Hà chảy về Hà Nội.
Sơn long Hà Nội
Những dãy núi trùng trùng, điệp điệp dọc theo các phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Tất cả cũng đều như muốn hướng về Hà Nội. Đây chính là thế "núi chầu" của Hà Nội.
Hệ thống núi khu vực Bắc Bộ:
  • Đông Bắc: dãy Đông Triều, dãy Bắc Sơn 
  • Chính Bắc: dãy Tam Đảo, dãy Ngân Sơn, dãy Sông Gầm 
  • Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn - dãy Sông Đà
Địa thế Hà Nội có núi tạo thế uốn lượn, không đâm thẳng vào bố cục chính, nhấp nhô, tạo dáng. Hà Nội hội đủ nguyên lý phong thủy chung Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Minh Đường rộng thoái, Huyền Vũ che chắn, như vậy là tốt. 
Nuoc song Hong qua Ha Noi chay manh la dieu khong tot?-hinh-anh-2
Nhìn từ bản đồ, ta có thể thấy Minh Đường của Hà Nội là biển Đông. Tuy vậy, có đề xuất dời đô từ Hà Nội về Hà Tây là để tránh Án sơn là Đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đảo Hải Nam sẽ chắn một phần Minh Đường của thủ đô Việt Nam trên đường ra biển lớn. 
Hà Nội có Huyền Vũ là dãy Trường Sơn, Thanh Long là sông Hồng qua Hà Nội ở phía Đông, lại có biển Đông bao bọc và Bạch Hổ là sông Tô Lịch ở phía Tây, lại có các dãy núi xuất phát từ Nam Trung Hoa phía Tây Bắc. Những điều này tạo cho Hà Nội thế hai lần bao bọc. 
Địa thế Hà Nội tọa Càn hướng Tốn. Long Mạch có dãy Trường Sơn và hệ thống sông rộng khắp. Huyệt vị là nơi các hệ thống sông núi chầu về và Hà Nội nằm trong các hệ thống sông núi đó. Hà Nội có một địa thế phong thủy đẹp đến nỗi không một thủ đô nào của các nước trong Đông Nam Á có thể so sánh được. Không những thế còn được đại thủy của vịnh Bắc Việt và Thái Bình Dương chiếu tới nên thần lực rất lớn, xứng đáng là thủ đô muôn đời của một quốc gia văn hiến hùng mạnh. 
Tuy nhiên, Hà Nội tuy nằm trong thế "núi sông chầu phục" nhưng vì nước sông Hồng qua Hà Nội khi đi ngang qua Hà Nội chảy rất mạnh, chứ không êm đềm, uốn lượn. Lai mạch đâm đến từ sau lưng. Ngoài ra, sông Hồng chưa là ngàn dặm, chỉ có tính khu vực. 
Cũng vì lý do đó mà đất nước ta từ xưa đến nay không bao giờ được giàu có, dư giả như các cường quốc khác. Gặp lúc thịnh vượng thì chỉ tương đối sung túc, đến lúc suy vi thì nhiều vấn đề cần suy ngẫm. 
Nếu có thể kiến tạo một công trình đào sửa dòng nước sông Hồng, sao cho nó uốn lượn một vài đoạn trước khi tới cũng như sau khi rời khỏi Hà Nội thì tốt. Có như thế thì đất nước ta mới mong có ngày trở nên giàu mạnh như các cường quốc thế giới được. 
Dịch Linh (tổng hợp)
  • Địa thế Huế dưới góc nhìn phong thuỷ
  • Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn

>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước sông Hồng qua Hà Nội chảy mạnh là điều không tốt?