Ngày 07.11.2022 Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tích hợp thành công việc đăng ký và triển khai dịch vụ OCB VietQR – Phương thức thanh toán ưu việt nhất hiện nay trên nền tảng bán hàng Sapo.

OCB VietQR - xu hướng thanh toán trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

H.V | 09/11/2022, 07:52

Ngày 07.11.2022 Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tích hợp thành công việc đăng ký và triển khai dịch vụ OCB VietQR – Phương thức thanh toán ưu việt nhất hiện nay trên nền tảng bán hàng Sapo.

Theo chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Tháng 6.2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2022, đưa ra các giải pháp khá cụ thể trong chuyển đổi số của ngành.

Kế hoạch này đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như: 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động;…

Đến nay, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đã tăng cao rất nhiều so với những năm trước. Cụ thể, đến tháng 4.2022, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị. Giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021. Những con số tăng trưởng ấn tượng này đã cho thấy kết quả của sự nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng.

mockup-ocb-vietqr.jpg

Tại OCB, là một trong những nhà băng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, ngân hàng liên tục tung ra hàng loạt các sản phẩm dành cho nhiều đối tượng khách hàng và nhận được sự ưa chuộng rất lớn từ thị trường.

Đặc biệt vừa qua, OCB đã hợp tác cùng nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo triển khai thành công phương thức thanh toán mới bằng mã OCB VietQR tích hợp việc đăng ký và sử dụng trên chính nền tảng của Sapo - nền tảng quản lý, bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Với sứ mệnh "Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng", Sapo đã giúp hơn 150,000 nhà bán hàng tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Theo đó, với OCB VietQR, quá trình thanh toán chỉ còn 3 giây, mỗi đơn hàng khi giao dịch bao gồm cả online và offline đều sẽ được hiển thị một mã QR động riêng biệt và chỉ với một thao tác quét mã, khách hàng đã có thể thực hiện thanh toán một cách chính xác, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Cửa hàng nhận tiền ngay lập tức về tài khoản thông qua hệ thống ngân hàng Napas247 và từ các ví điện tử (Momo, Viettel Pay...) mọi nơi, mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính và cuối tuần. Hình thức thanh toán này giúp đồng bộ trên chính phần mềm quản lý bán hàng của Sapo. Cụ thể, ngay sau khi khách hàng chuyển khoản, hệ thống sẽ tự động cập nhật trạng thái thanh toán ngay trên màn hình phần mềm Sapo, chủ cửa hàng không cần phải đối soát, từ đó, dễ dàng quản lý dòng tiền, tiết kiệm tối đa thời gian giao dịch và tăng hiệu suất bán hàng.

Với mong muốn đem đến trải nghiệm tối ưu dành cho khách hàng, ngoài việc không ngừng sáng tạo, thiết kế các sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt, OCB và Sapo còn tặng tới 1.7000.000 VNĐ và 12 tháng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo với tổng giá trị lên đến 900.000.000 VNĐ dành cho các chủ cửa hàng khi đăng ký và sử dụng phương thức OCB VietQR từ 07.11.2022 đến 01.01.2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
OCB VietQR - xu hướng thanh toán trong kỷ nguyên công nghệ 4.0