Không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa và hiệu quả của OKRs. Chính vì thế, buổi Talkshow về chủ đề "Quản lý nhân sự theo OKRs" đã thu hút được sự tham gia của rất đông các bạn trẻ và các doanh nghiệp đang gặp thách thức trong việc quản lý nhân sự hiệu quả.
Công ty TNHH Văn Hóa Sáng Tạo First News - Trí Việt vừa phối hợp tổ chức một buổi talkshow về chủ đề "Quản lý nhân sự theo OKRs" với sự góp mặt của 2 vị khách mời CEO MOG Trần Anh Dũng và CEO Ami Lê Hoàng Nhật.
OKR là viết tắt của “Objectives and Key Results” (Quản trị theo Mục tiêu & Kết quả then chốt). Khái niệm này được phát minh tại công ty Intel và được sử dụng rộng rãi trong số các công ty công nghệ lớn nhất thế giới bao gồm cả Google và Zynga.
OKR là phương pháp dùng để thiết lập chiến lược và mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định cho một tổ chức và các nhóm làm việc. Vào cuối một thời gian làm việc, OKR sẽ giúp đánh giá những mục tiêu bạn đã đạt được. OKRs là phương pháp thực hành có thể giúp nhân viên xem được cách họ đang đóng góp vào bức tranh lớn – chiến lược chung của công ty và phù hợp với mục tiêu của các nhóm làm việc khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa và hiệu quả của OKRs. Chính vì thế, buổi Talkshow về chủ đề "Quản lý nhân sự theo OKRs" đã thu hút được sự tham gia của rất đông các bạn trẻ và các doanh nghiệp đang gặp thách thức trong việc quản lý nhân sự hiệu quả.
Trong buổi talkshow, hai vị khách mời đã chia sẻ rất nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm về việc áp dựng OKRs tại công ty của mình. Cả hai đều thống nhất rằng OKRs không phải là triết lý hay hệ tư tưởng "đao to búa lớn" như một sốngười hình dung mà nó chỉ là công cụ. Chính vì vậy, mỗi người có cách sử dụng công cụ một cách khác nhau và hiệu quả thu được cũng khác nhau. Vấn đề quan trọng là người quản lý cần biết sử dụng công cụ đúng cách để phục vụ cho mục tiêu hướng tới.
Theo CEO Trần Anh Dũng, các công ty ngoài ông tìm hiểu thì hầu hết đã ứng dụng OKRs (80/20) còn ở Việt Nam thì khá hiếm vì mọi người chưa hiểu hết giá trị của OKRs mang lại và chưa sẵn sàng áp dụng. Điều quan trọng khi áp dụng OKRs là phải để mọi nhân viên đều hiểu, đều ý thức được việc mình đang làm có lợi cho chính họ. Ngay trong công ty của ông Dũng thì đang áp dụng OKRs nhưng vẫn để 50% cho nhân viên tự khai phá và sáng tạo.
Còn công ty của CEO LêHoàng Nhật thì làm OKRs theo từng quý. Ông Nhật cũng chủ trương đề cao sự khai phóng cho từng người nên áp dụng việc đề ra và đạt mục tiêu cho từng phòng ban. Nhân viên có thể tự nghiên cứu cách làm phù hợp với công ty và những người quản lý luôn hoan nghênh mọi sự đóng góp hiệu quả.
Buổi talkshow chỉ kéo dài 2 giờ đồng hồ và các vị khách mời phải liên tục trả lời các câu hỏi liên quan đến OKRs. Điều này cho thấy sức nóng của vấn đề đã lan tỏa và thẩm thấu đến rất nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về công cụ đột phá trong quản trị không chỉ cho một tập đoàn, một công ty mà ngay chính bản thân mỗi người. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tinh thần, phương pháp đó thì mọi người cần phải tìm thêm qua sách vở tài liệu mà cuốn "Làm điều quan trọng" của John Doerr (nhà đầu tư, thành viên hội đồng quản trị của Google và Amazon) là một địa chỉ đáng nhắc đến.
A.T