“Thông thường về mặt hành chính cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện người ra quyết định xử phạt ra tòa”, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nói.

Ông Khuất Việt Hùng: Đòi CSGT phải chứng minh vi phạm là đi ngược các nước

Bùi Trí Lâm | 07/03/2019, 11:35

“Thông thường về mặt hành chính cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện người ra quyết định xử phạt ra tòa”, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nói.

Tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trong các năm 2017, 2018 và đầu năm 2019 và giải pháp do Ủyban Tư pháp tổ chức ngày 6.3, đề cập đến một số vấn đề liên quan xử phạt vi phạm giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủyban An toàn giao thông quốc gia cho rằngviệc xử phạt nghiêm với các hành vi vi phạm về trật tự ATGT sẽ là động lực để thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, và cũng là thứ để người dân soi vào.

Dẫn quy định hiện tại về việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm, ông Khuất Việt Hùng cho rằng việc này đang đi ngược lại với thông lệ của các nước.

“Thông thường về mặt hành chính cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện người ra quyết định xử phạt ra tòa. Nếu chúng ta giải quyết được chỗ này mới tạo được nền tảng pháp lý cho lực lượng thực thi công vụ”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết đã chứng kiến rất nhiều chuyện tranh cãi nhau, và người vi phạm cứ dí camera vào mặt cảnh sát, cố gắng tạo ra dư luận xã hội.

Ông Hùng cho rằngnếu không giải quyết được vấn đề này tức là chúng ta đang tự “tước vũ khí” của cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. “Bảo vệ pháp luật mà phải tranh cãi với những trường hợp như người cố tình vi phạm hoặc người say rượu thì “không cãi được””, ông Hùng nêu.

“Hơn nữa, nếu phạt sai thì người dân có quyền kiện, chúng ta có cơ chế để người dân kiện người xử phạt sai ra tòa. Vì thế, chúng ta phải cố gắng làm để có vũ khí cho lực lượng chức năng giải quyết vi phạm”, ông Hùng đề xuất.

Ông Hùng cũng băn khoăn khi hiện nay gần như phải có lực lượng đi bảo vệ CSGT, bởi quy định có rất nhiều điều kiện chặt chẽ trong vấn đề sử dụng công cụ hỗ trợ và sử dụng vũ khí của lực lượng CSGT.

Ông Hùng cho biết CSGT ở một số nước như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ… thậm chí có thể trấn áp nếu người vi phạm giao thông không tuân theo hiệu lệnh. Nhưng ở ta, nếu CSGT có trấn áp thì sẽ lập tức lại có dư luận “cảnh sát đánh dân”.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủyban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đánh giá việc này rất khó, bởi hiện nay trong chính sách pháp luật về hành chính cũng như hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về người xử phạt, còn về dân sự thì trách nhiệm này thuộc về người khởi kiện. Hiện nay, nếu muốn sửa nội dung đó trong luật, chắc chắn phải báo cáo ra Quốc hội.

Ủy ban Tư pháp cũng kiến nghị cần sớm tổng kết việc thi hành Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn xem vướng mắc, bất cập như thế nào mà sửa đổi; kiểm tra để làm trong sạch lực lượng thực thi công vụ và xử nghiêm người vi phạm; đề nghị lắp đặt 100% hệ thống camera ở các ngã tư, các điểm giao cắt quan trọng trên đường phố, quốc lộ trong điều hành, xử lý giao thông hiện nay.

Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, việc xử phạt vi phạm giao thông hiện nay còn ít so với thực tế vi phạm trên đường. “Tôi đã nhiều lần quan sát thực tế trên đường cho thấy, cứ 10 người vi phạm nhưng chỉ xử phạt được 3-4 người”, đại biểu Cương nói và cho rằng điều này đã làm giảm tính răn đe, giáo dục đối với người vi phạm an toàn giao thông, dẫn đến “nhờn” luật của một bộ phận người dân.

Đề cập đến ý kiến của Ủy ban Tư pháp về lực lượng CSGT phải ra trực tiếp ngoài đường chỉ huy giao thông quá nhiều, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng lực lượng CSGT cũng rất muốn ngồi ở phòng xử lý vi phạm chứ không phải ra đường để làm việc nhưng do hạ tầng còn yếu kém, ý thức người tham gia giao thông chưa cao nên CSGT vẫn phải ra đường điều tiết giao thông.

Về những tiêu cực của lực lượng thực thi công vụ được nêu trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh “chúng tôi cầu thị, lắng nghe và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của lực lượng công an nói chung và CSGT nói riêng trong quá trình thực thi nhiệm vụ”.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Khuất Việt Hùng: Đòi CSGT phải chứng minh vi phạm là đi ngược các nước