Đại diện tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ Microsoft bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực nông nghiệp.

'Ông lớn' Microsoft muốn hợp tác với nông nghiệp Việt Nam

tuyetnhung | 13/03/2017, 14:55

Đại diện tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ Microsoft bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ ngày 7 - 9.3 của Đoàn công tác thường niên các doanh nghiệp Mỹ(USABC) gồm 29 doanh nghiệp hàng đầu như: Monsanto, Down, Cargill, Elanco, Microsoft...Đại diện Tập đoàn Microsoft đã bày tỏ mong muốn hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp với Vụ Khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Phản hồi lời đề xuất từ phía Microsoft, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết đứng trước bối cảnh thực hiện nền công nghiệp lần thứ 4 của thế giới, sự hợp tác từ phía tập đoàn là điều đáng hoan nghênh. Theo đó, Bộ trưởng cho biết sẽ cử Vụ Khoa học công nghệ và Vụ Hợp tác quốc tế tham gia bàn sâu hơn về những vấn đề hợp tác trong thời gian tới.

Trong thời gian làm việc, nhiều đại diện doanh nghiệp khác của Mỹđã có những chia sẻ về kinh nghiệmthành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ cũng như cam kết đồng hành cùng chính phủ Việt Nam để nền nông nghiệp có thể phát triển bền vững trong tương lai, đảm bảo an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹcũng nêu những vấn đề liên quan đến quy định sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay, cũng như những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Mỹ trong hoạt động kinh doanh ở thị trường Việt Nam và mong muốn phía Việt Nam có những biện pháp tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng của Mỹ vào Việt Nam.

Theo đại diện Công ty Cargill, Việt Nam đã có Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT về việc ban hành danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định rất rõ ràng về việc ngừng sử dụng một số loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng bắt đầu từ tháng 1.2018.

Cargill hoàn toàn ủng hộ chủ trương này của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay một loạt các kháng sinh đang được nông dân sử dụng cho mục đích phòng ngừa, điều trị bệnh… cho vật nuôi. Nếu thực hiện theo quy định này sẽ hạn chế đáng kể khả năng phát triển chăn nuôi của trang trại, nông dân.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam đồng tình và sẽ cùng với các doanh nghiệp làm rõ sản phẩm nào kiên quyết hạn chế thấp nhất dùng cho mục đích kích thích trong tăng trưởng, đặc biệt là trong phòng ngừa dịch bệnh. Xu hướng sẽ lựa chọn giải pháp tổng thểchứ không phải giải pháp dùng kháng sinh. Trong điều trị bệnh sẽ phải có cán bộ thú y chỉ định. Trên nguyên tắc minh bạch, Việt Nam sẵn sàng tiếp thu ý kiến doanh nghiệp nhằm mục tiêu trên.

Trước kiến nghị của đại diện Tập đoàn Dow về việc Việt Nam ngừng tiếp nhận đăng ký một số loại thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, đặc biệt sử dụng cho cây lúa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, xu hướng nông nghiệp Việt Nam là rất cần phân bón thân thiện môi trường, đặc biệt là phân hữu cơ, phân vi sinh, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp.

Sau khi lắng nghe những ý kiến từ doanh nghiệp Mỹ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, khai thác về thương mại, đầu tư... giữa Việt Nam và Mỹsẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nữa, đặc biệt là trong nông nghiệp.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Doanh nghiệp băn khoăn các quy định về đất để xây nhà ở xã hội
Luật Nhà ở 2023 cho phép nhà đầu tư tự tạo lập quỹ đất để xin chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NOXH). Tuy nhiên, Dự thảo nghị định về phát triển và quản lý NOXH chưa có nội dung này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Ông lớn' Microsoft muốn hợp tác với nông nghiệp Việt Nam