Trong chuyến thăm Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng kiểu xe sang Hồng Kỳ. Đây là một nỗ lực quảng bá thương hiệu xe “made in China” ở vũ đài chính trị quốc tế.

Ông Tập Cận Bình quảng bá xe sang Hồng Kỳ 'made in China'

Trần Trí | 23/11/2018, 17:47

Trong chuyến thăm Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng kiểu xe sang Hồng Kỳ. Đây là một nỗ lực quảng bá thương hiệu xe “made in China” ở vũ đài chính trị quốc tế.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 23.11, đây là một cách làm khác với quá khứ, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng xe của quốc gia mời họ thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước.

Hồi năm 2012, ông Tập cũng chỉ đạo đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tránh sử dụng xe của nước ngoài, ưu tiên sử dụng xe sản xuất ở Trung Quốc. Ông nóilãnh đạo Trung Quốc chỉ nên sử dụng xe nội địa: “Xem ra không hay khi ngồi xe nước ngoài. Nhiều lãnh đạo nước ngoài sử dụng xe limousine của nước họ, trừ phi không có chiếc nào”.

Sau đó, Ngoại trưởng Vương Nghị sử dụng xe Hồng Kỳ làm xe công của ông từ năm 2013, và bắt đầu cấp xe Hồng Kỳ cho các đoàn xe của các thượng khách nước ngoài thăm Trung Quốc.

"Không phải vì ông Tập không tin an ninh địa phương"

Nhưng vì ông Tập cũng cổ động thương mại tự do và nỗ lực thu hút sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, nên việc ông quyết định đem xe nội địa ra nước ngoài có một ý nghĩa lớn hơn. Đó là một phản ứng thách thức các hành xử, cùng những chỉ trích Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, một người nói năng thẳng thừng và sử dụng xe Cadillac có biệt danh Quái Vật.

Giáo sư Tô Hạo ở Học viện Ngoại giao Trung Quốcnói việc chọn hiệu xe Hồng Kỳ cho chuyến công du nước ngoài vừa qua của ông Tập giống như một nỗ lực kêu gọi sự chú ý vào kiểu xe “made in China” này ở vũ đài chính trị quốc tế.

Vị giáo sư nói: “Điều này chứng tỏ xe Trung Quốc cũng phù hợp với các sự kiện cấp nhà nước. Người Mỹ không tin an ninh địa phương nên họ thường đem theo xe riêng, nhưng tôi không nghĩ việc sử dụng kiểu xe Hồng Kỳ cũng vì lý do như người Mỹ”.

Theo SCMP, Hồng Kỳ (Cờ Đỏ, là biểu tượng truyền thống của CPC) là một kiểu xe sang do công ty sản xuất xe hơi đệ nhất (FAW) sản xuất từ năm 1958, nên đây là thương hiệu xe con xưa nhất của Trung Quốc. Nó là xe chính thức dành cho các quan chức chính phủ cấp cao, và dùng để đón tiếp các thượng khách đến thăm Trung Quốc.

Trong chuyến thăm lịch sử năm 1970, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đều sử dụng xe Hồng Kỳ.

Nhưng khi ông Trump có thói quen sử dụng chiếc Quái Vậtở tất cả các cuộc công du của ông, ông Tập cũng quyết định quảng bá xe Trung Quốc vào các chuyến đi của mình. Vì thế, hai chiếc Hồng Kỳ đã được đưa lên một chiếc máy bay Boeing 747 của Hãng hàng không quốc gia Trung Quốc, chở chúng đến Papua New Guinea (PNG)để ông Tập dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2018) trong hai ngày 17, 18.11.

Từ sân bay, đoàn xe của ông Tập đã di chuyển trên một tuyến đường cao tốc được nâng cấp bởikinh phí do Trung Quốc tài trợ (được cảnh sát kiểm soát chặt) đến khách sạn hạng sang Stanley ở thủ đô Port Moresby, sau khi đi qua một đại lộ treo cờ PNG và Trung Quốc.

Sau APEC 2018, hai chiếc Hồng Kỳ bọc thép lại được đưa lên máy bayđến Brunei rồi Philippines, hai quốc gia Đông Nam Á mà ông Tập tới thăm lần đầu tiên.

Những lần ông Tập sử dụng xecủa nước tiếp đón

Ông Lỗ Bồi Tân, cựu Cục trưởng Cục Lễ tân thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốcnói Trung Quốc thường muốn nước tiếp đón nếu có thể thì cung cấp xe bọc thép cho các thượng khách Trung Quốc đến thăm.

Báo Pháp Lý buổi tối dẫn lời ông Lỗ rằngkhi một quốc gia nhỏ không có xe công vụ chuyên dụng, Trung Quốc chỉ yêu cầu cung cấp loại xe tốt nhất, an toàn nhất để đón quan chức Trung Quốc đến thăm.

Trong các chuyến thăm Mỹ năm 2012, 2013 và 2015, ông Tập được cung cấp nhiều kiểu xe sang Cadillac của hãng xeGeneral Motors.

Trong chuyến thăm Pháp năm 2014, ông Tập sử dụng kiểu xe sang Citroen C6 của hãng Citroen (Pháp). Ở chuyến thăm Anh năm 2015, ông Tập cũng “ngự” cỗ xe ngựa hoàng gia của Nữ hoàng Elizabeth. Cỗ xe do 8 con ngựa kéo này từng được sử dụng ở các dịp lễ đăng quang của các vị vua Anh, kể từvua George IV hồi năm 1821.

Nhưng năm 2014, sau hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Úc, ông Tập cho chở 2 chiếc Hồng Kỳ qua New Zealand trước khi ông thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước. Đó là lần đầu tiên và duy nhất mà ông không sử dụng xe của nước tiếp đón.

Theo Reuters, ông Tập sẽ lần đầu tiên thăm Panama trong các ngày 2 và 3.12, để đào sâu quan hệ. Ông sẽ cùng Tổng thống Juan Carlos Varela ký khoảng 20 thỏa thuận hợp tác ở các lĩnh vực như thương mại, công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Hồi tháng 7, Panama và Trung Quốc đã mở các cuộc đàm phán thương mại, điều có thể khiến đất nước Trung Mỹ này trở thành điểm tiếp nhận hàng hóa Trung Quốc cho toàn khu vực Mỹ La-tinh.

Bất đồng Mỹ - Trung đã chuyển Trung Mỹ thành một “chiến tuyến ủy nhiệm” để giành ảnh hưởng giữa hai siêu cường. Hồi năm 2017, Trung Quốc - Panama lập quan hệ ngoại giao, sau khi Panama cắt đứt quan hệ này với Đài Loan. Cộng hòa Dominic và El Salvador cũng quay qua lập quan hệ với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này, triệu hồi quan chức ngoại giao Mỹ ở El Salvador, Cộng hòa Dominic và Panama hồi tháng 9.

Bích Ngọc (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình quảng bá xe sang Hồng Kỳ 'made in China'