Sáng 20.5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 khai mạc tại Nhà Quốc hội. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết kỳ họp này có khối lượng nội dung lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay.
Theo dòng thời sự

Ông Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 7 có khối lượng nội dung rất lớn

Lam Thanh 20/05/2024 09:59

Sáng 20.5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 khai mạc tại Nhà Quốc hội. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết kỳ họp này có khối lượng nội dung lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay.

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, trong không khí cả nước hân hoan chào đón các ngày lễ lớn của đất nước và ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; căn cứ quy định của Hiến pháp, pháp luật và tình hình thực tiễn, sau quá trình chuẩn bị tích cực khẩn trương, kỹ lưỡng và trách nhiệm, hôm nay (20.5.2024) Quốc hội khóa 15 khai mạc trọng thể kỳ vọng thứ 7 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Điều này nhằm tiếp tục thể chế các chủ trương, nghị quyết của Đảng, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.

qh-1.jpeg
Quốc hội khoá 15 khai mạc kỳ họp thứ 7

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 diễn ra trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 vừa kết thúc thành công tốt đẹp.

Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, tại phiên họp trù bị, các vị đại biểu quốc hội đã thống nhất rất cao, biểu quyết thông qua nội dung, thời gian, chương trình và phương thức tiến hành kỳ họp.

Theo đó, Quốc hội làm việc trong 26,5 ngày (từ ngày 20.5 đến ngày 28.6.2024), chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 20.5 đến 8.6, đợt 2 từ ngày 17.6 đến 28.6.

Ông Trần Thanh Mẫn cho biết kỳ họp này có khối lượng nội dung lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ tới này. Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 03 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các vị đại biểu quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để bảo đảm chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua. Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, đề nghị các vị đại biểu.

Quốc hội quan tâm thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng; tính hợp lý, khả thi của các quy định để làm cơ sở cho các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác, ông Mẫn cho biết Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Ông đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phân tích khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách nhà nước.

Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, ông Mẫn đề nghị các đại biểu quốc hội lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém.

Ngoài ra, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Ông Trần Thanh Mẫn cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.

Bài liên quan
Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thứ Sáu, ngày 28.6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi bảy của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tránh ‘té nước theo mưa’, hàng hóa tăng giá khi tăng lương
3 giờ trước Tài chính và đầu tư
Hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng vẫn xảy ra, do đó các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai, giám sát thực hiện các biện pháp niêm yết, kê khai giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 7 có khối lượng nội dung rất lớn