Kế hoạch tiếp cận hiện trường vụ tấn công bị nghi dùng vũ khí hóa học tại Douma của nhóm điều tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) vào ngày 18.4 đã bị trì hoãn, gây ra lo ngại những chứng cứ có thể bị mất đi.

OPCW vẫn chưa tiếp cận được hiện trường vụ tấn công Douma

Cẩm Bình | 19/04/2018, 12:33

Kế hoạch tiếp cận hiện trường vụ tấn công bị nghi dùng vũ khí hóa học tại Douma của nhóm điều tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) vào ngày 18.4 đã bị trì hoãn, gây ra lo ngại những chứng cứ có thể bị mất đi.

Theo Tổng giám đốc OPCW Ahmet Üzümcü, lực lượng an ninh làm nhiệm vụ mở đường của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại điểm đầu tiên đã phải rút đi khi có đám đông người dân tụ tập. Sau đó, họ bị tấn công bằng súng và chất nổ khi tiếp cận điểm thứ hai.

OPCW ngày 18.4 cho biết không thể chắc chắn được khi nào nhóm điều tra của tổ chức này có thể được triển khai đến Douma, sau những gì mà lực lượng LHQ gặp phải.

Trước đó một ngày, truyền hình nhà nước Syria và nhóm cứu hộ Mũ bảo hiểm trắng (White Helmets) lần lượt thông báo nhóm OPCW đã đến khu vực, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã phủ nhận thông tin này.

Vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học tại Douma đã xảy ra vào 12 ngày trước, nhưng nhóm điều tra OPCW vẫn chưa tiếp cận được hiện trường - Ảnh: CNN

Vụ tấn công tại Douma xảy ra vào 12 ngày trước (ngày 7.4), và nhóm OPCW đã phải chờ đợi trong 6 ngày mà vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Sự chậm trễ này làm dấy lên lo ngại rằng chất độc hóa học dùng trong vụ tấn công đã phân hủy, nhiều bằng chứng cũng có nguy cơ bị mất.

Jerry Smith, chuyên gia từng làm việc cho OPCW, cảnh báo những chất như clo có thể biến mất sau vài giờ. “Mỗi ngày trôi qua đều đáng giá. Thời gian giữa khi chất clo được dùng cho đến khi bị phát hiện càng dài, cơ hội tìm thấy càng giảm”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, những loại chất độc thần kinh có thể tồn tại trong vài năm. Đại sứ Mỹ tại OPCW Kenneth Ward đầu tuần này cũng có đề cập đến nguy cơ Nga “làm giả bằng chứng” về vụ tấn công Douma. Phía Moscow một mực bác bỏ.

Vụ tấn công, bị nghi dùng vũ khí hóa học, vào thường dân ngày 7.4 được xác định khiến 75 người thiệt mạng. Hơn 500 nạn nhân được đưa đến các trung tâm y tế với những dấu hiệu tiếp xúc với chất độc.

Với cáo buộc chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad là thủ phạm, Mỹ - Anh - Pháp đã tiến hành không kích tên lửa vào những địa điểm bị nghi là cơ sở nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học ở Syria.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Bỉ ngày 18.4 thông báo đã khởi kiện ba công ty của nước này với cáo buộc xuất khẩu hóa chất có thể được dùng điều chế chất độc sarin đến Syria và Lebanon, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.

Ba công ty, gồm đơn vị sản xuất hóa chất AAE Chemie, đơn vị vận chuyển Danmar Logistics và công ty trung gian Anex Customs, đã xuất isopropanol, chất được quản lý rất nghiêm ngăt, mà không khai báo với hải quan.

Cẩm Bình (theo Reuters, CNN, Channel News Asia)
Bài liên quan
Căn cứ Mỹ tại Syria bị tập kích
Hãng Reuters dẫn nguồn tin cho biết ngày 21.4, có ít nhất 5 quả tên lửa được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq đến một căn cứ quân sự Mỹ ở vùng Đông Bắc Syria.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
OPCW vẫn chưa tiếp cận được hiện trường vụ tấn công Douma