Khi mặt nạ “người tử tế” của các quan tham bị bóc trần thì điều tiên quyết là cần hủy bỏ toàn bộ “công trạng” của các quan đã được công nhận ngay trong khoảng thời gian thực hiện hành vi tham nhũng. Các “công trạng” đó vừa là vỏ bọc che chắn trong thời gian phạm tội, vừa là phao cứu sinh các quan khi đưa ra pháp đình. Phải hủy bỏ “công trạng” trước khi có cáo trạng truy tố mới thể hiện sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Phải hủy 'công trạng' của quan tham trước khi ra cáo trạng

plvn | 06/09/2019, 21:36

Khi mặt nạ “người tử tế” của các quan tham bị bóc trần thì điều tiên quyết là cần hủy bỏ toàn bộ “công trạng” của các quan đã được công nhận ngay trong khoảng thời gian thực hiện hành vi tham nhũng. Các “công trạng” đó vừa là vỏ bọc che chắn trong thời gian phạm tội, vừa là phao cứu sinh các quan khi đưa ra pháp đình. Phải hủy bỏ “công trạng” trước khi có cáo trạng truy tố mới thể hiện sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

          

Bấy lâu nay, một tình tiết mà các quan tham tự bào chữa trước tòa và hầu như tòa không thể không chấp nhận khi đánh giá bị cáo có thân nhân tốt, có thành tích xuất sắc trong công tác theo điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 “Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong công tác”. Đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ hình phạt đáng kể. Thậm chí trong một thời gian dài nhiều tòa án xác định tình tiết nhân thân tốt là một điều kiện để xem xét cho bị cáo về tội chức vụ quyền hạn được hưởng án treo… Đây là sự thiếu công bằng, dẫn đến người dân bức xúc, chưa xem tòa án là biểu tượng công lý.

Về nhân thân người phạm tội là các quan chức bị truy tố, xét xử về hành vi phạm các tội về chức vụ, quyền hạn, đương nhiên trước khi phạm tội, họ đều chưa có tiền án tiền sự. Nhiều bị cáo giữ chức vụ, quyền hạn được tặng thưởng nhiều huân huy chương, chiến sĩ thi đua, bằng khen, được bổ nhiệm, khen thưởng cũng rất đúng “quy trình”. Nhưng quá trình điều tra có đủ căn cứ kết luận những “công trạng” được ban thưởng cũng chính là khoảng thời gian các quan thực hiện hành vi phạm tội, có câu kết chặt chẽ (phổ biến là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham ô) được bao bọc tinh vi bằng những bằng khen, huân huy chương... lại càng khó phát hiện. Và cho đến khi các quan tham “chui sâu, tiến cao” mới bị phát hiện, thì công trạng này phải hủy bỏ chứ không thể công nhận là tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình.

Chẳng hạn như vụ án Trịnh Xuân Thanh: Ngày 16.9.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46 (P12) đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999. Trước khi bị khởi tố điều tra, Trịnh Xuân Thanh có rất nhiều thành tích xuất sắc được Nhà nước công nhận. Nếu không hủy các quyết định khen thưởng được Chính phủ, Chủ tịch nước ban thưởng trong thời gian Trịnh Xuân Thanh nắm các chức vụ, quyền hạn thì khi xét xử tòa án cũng sẽ áp dụng cho Thanh được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật hình sự, trong đó có tình tiết “có nhân thân tốt”, “người phạm tội có thành tích xuất sắc trong công tác”…

Như báo chí đã thông tin: Ngày 13.4.2017, Thủ tướng có Quyết định số 477/QĐ-TTg do Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình ký, nêu rõ: Hủy bỏ Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 11.1.2010 về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương thu hồi bằng khen và tiền thưởng (nếu có) đối với ông Trịnh Xuân Thanh; huân chương, huy chương và tiền thưởng (nếu có) đối với Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam và ông Trịnh Xuân Thanh sau khi có quyết định của Chủ tịch nước về việc thu hồi Huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động.

Chủ tịch nước đã ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Trịnh Xuân Thanh, đồng thời, cũng quyết định hủy bỏ danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì đối với Tổng công ty PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Như vậy, các “công trạng” trước đây của bị can Trịnh Xuân Thanh đều bị thu hồi, hủy bỏ trước khi có cáo trạng truy tố trước tòa án.

Thực tiễn cho thấy việc hủy bỏ “công trạng” của Trịnh Xuân Thanh đã khắc phục những bất cập của pháp luật, tăng cường công cuộc phòng chống tham nhũng, ngăn chặn việc lạm dụng, tiêu cực có thể phát sinh khi quyết định hình phạt cho bị cáo phạm tội tham nhũng hưởng tình tiết giảm nhẹ không có căn cứ, đặc biệt là nhân thân của các bị cáo có nhiều “thành tích xuất sắc” phải hủy bỏ như vụ án Trịnh Xuân Thanh nói trên.

Đã đến lúc chấm dứt việc xử lý xét “công” để giảm tội với các quan tham nhũng theo kiểu “giơ cao, đánh khẽ”, “rung cây dọa khỉ”!

Theo LS Nguyễn Hồng Hà/Luật sư Việt Nam

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phải hủy 'công trạng' của quan tham trước khi ra cáo trạng