Đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; khu vực tư nhân trong nước sẽ đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội... Đó là một số mục tiêu trong Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 mà Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang dự thảo .

Phấn đấu đến năm 2020, khu vực tư nhân sẽ đóng góp gần một nửa GDP

Trí Lâm | 06/05/2016, 17:54

Đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; khu vực tư nhân trong nước sẽ đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội... Đó là một số mục tiêu trong Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 mà Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang dự thảo .

Lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ

Theo dự thảo, đến năm 2020năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hằng năm, có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Để xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngànhnghề mà luật không cấm.Các quy định của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp phải theo tinh thần Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ, chấp hành và phát triển.

Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và thân thiện để doanh nghiệp phát triển.Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai… và cơ hội kinh doanh.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; giảm rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Giảm dần, tiến tới bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với ban hành điều kiện, quy định cụ thể và thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát. Ngoài việc phát hiện xử lý vi phạm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần hướng tới mục tiêu hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.

Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh, nhưng không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳngày 5.5, Thủ tướng cho rằngmục tiêu quan trọng nhất trong lúc nàylà tạo niềm tin mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp, cho người dân, "Khi có niềm tin tốt thì sự tham gia của người dân, của doanh nghiệp sẽ tốt". Do đó, Nghị quyết phải thể hiện rõ thông điệp của Chính phủ và Thủ tướng, là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Tổ chức đối thoại, thành lập đường dây nóng

Theo đó,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức đối thoại công khai thường kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để lắng nghe phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.

Bộ Khoa học - Công nghệ xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, báo cáo Chính phủ trong quý 4/2016. Bộ Giáo dục -Đào tạo xây dựng Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và lồng ghép vào chương trình đào tạo, trình Chính phủ vào quý 4/2016…

Đối với việc giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, dự thảo nêu rõBộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: Rà soát các quy định về đất đai theo hướng điều chỉnh tiền thuê đất, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các chi phí khác của doanh nghiệp để bảo đảm tính cạnh tranh, ổn định, dễ áp dụng và thực hiện cho doanh nghiệp; rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động; rà soát, điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội hợp lý, hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội, để doanh nghiệp thích ứng, điều chỉnh chi phí quản lý, sử dụng lao động phù hợp.

Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá chi phí lưu kho, lưu công, lưu bãi, bốc xếp, cước phí vận tải biển… và đề xuất phương án điều chỉnh để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thống kê, tổng hợp các chi phí chính thức, không chính thức đối với doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp trong khu vực, quốc tế và đề xuất giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Trí Lâm
Bài liên quan
4 tháng đầu năm, hơn 86 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động
Trong 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp (DN) dừng hoạt động là 86,4 nghìn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phấn đấu đến năm 2020, khu vực tư nhân sẽ đóng góp gần một nửa GDP