Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 6.9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểu đề cập đến rất nhiều vấn đề tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Pháp sẽ sát cánh cùng Việt Nam phát triển

Trí Lâm | 06/09/2016, 14:02

Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 6.9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểu đề cập đến rất nhiều vấn đề tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Bảo an LHQ

Phát biểu tại Hà Nội, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ niềm vui được đến thăm Việt Nam. Ông cho hay, Việt Nam hiện ở trong khu vực năng động của thế giới, là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới và giờ muốn trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để góp phần gìn giữ hòa bình thế giới. Pháp rất ủng hộ Việt Nam trong vấn đề này

Tổng thống Pháp nhấn mạnh, an ninh quốc gia và an ninh là vấn đề toàn cầu. Khi có mâu thuẫn, không dùng vũ lực mà phải đàm phán hòa bình để giải quyết mâu thuẫn ấy. phải đối thoại. Pháp và Việt Nam đều muốn hòa bình để hóa giải mâu thuẫn. Đây là điểm chung giữa 2 dân tộc. Mục tiêu tối hậu là giữ được an ninh.

Vị Tổng thống cũng chia sẻ, Pháp là nạn nhân của khủng bố và ông xin tri ân tới Việt Nam đã chia sẻ với người dân Pháp trong lúc khó khăn đó. Chống khủng bố không phải vấn đề của 1 quốc gia mà vấn đề toàn cầu.

"Pháp sẽ giúp Việt Nam trong các dự án gìn giữ hòa bình của mình.Việt Nam cũng tham gia gìn giữ hòa bình LHQ.Khủng bố là vấn đề thế kỷ, phải đoàn kết để khủng bố thấy họ không chùn bước. Các dân tộc phải đoàn kết với nhau.Quá khứ 2 nước có những giai đoạn không vui, nhưng chúng ta đã vượt được quá khứ, tìm đến với nhau. Pháp đã tham gia trong quá trình Việt Nam biến mình, trở nên vững mạnh như hiện nay", ông nói thêm.

Tăng cường hợp tác kinh tế

Quá trình vươn lên của ViệtNam được Tổng thống Pháp đánh giá cao. Theo đó, sau khi mở cửa, Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Ngày xưa Việt Nam lo làm sao cho đủ ăn thì nay là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trước kia, Việt Nam không mở cửa, nhưng khi mở cửa thì GDP đã tăng lên khoảng 15 lần.

“Tuy nhiên, Việt Nam không thể chỉ chú trọng vào những mặt hàng truyền thống mà cần phát triển hơn nữa. Pháp luôn đồng hành với Việt nam qua một số khoản tài trợ. Nền kinh tế Việt Nam đã vững nhưng Pháp vẫn sẽ sát cánh đề thúc đẩy Việt Nam phát triển. Chúng tôi tin tưởng một chương tình hợp tác hiệu quả” – Tổng thống Pháp nói.

Tổng thống Pháp cũng cho biết đã động viên các doanh nghiệp Pháp sang đầu tư tại Việt Nam, nhiều hợp đồng mua bán đã được ký trong sáng nay cho thấy người Việt Nam đánh giá cao hàng hóa của Pháp. Giao thông, năng lượng xanh, trùng tu di tích, phát triển đô thị bền vững… là những lĩnh vực Pháp sẵn sàng hợp tác và chia sẻ. Pháp cũng là quốc gia có công nghệ cao về vệ tinh, vũ trụ, Pháp sẵn sàng chia sẻ công nghệ với Việt Nam.

Theo ngài Tổng thống, lãi suất thuế quan có thể là cản trở, nhưng chỉ là tạm thời, hai bên cùng nhau làm việc trên cơ sở nguyên lý có đi có lại, thì sẽ gỡ bỏ khó khăn, thúc đẩy hợp tác chiến lược

Thúc đẩy nghiên cứu

Tổng thống Pháp cho biết, quốc gia này rất quan tâm tới vấn đề đào tạo và huy động lực lượng trong lĩnh vực nghiên cứu. Ông cho biết rất hãnh diện và vui mừng được có mặt tại Hà Nội, tại ĐHQG Hà nội, trao đổi với các giáo sư, các sinh viên.

“Tôi đến đây với phái đoàn gồm các nghị sĩ quan tâm đến quan hệ Việt - Pháp, các giáo sư, các nhà nghiên cứu. Quan hệ 2 nước lâu dài, dù có đau thương, nhưng sự gắn bó giữa 2 dân tộc giúp 2 nước sâu sắc, tốt đẹp, vì quan hệ lâu dài. Thành quả đào tạo nghiên cứu không chỉ giúp cho 2 quốc gia phát triển mà cho thế giới", ông bày tỏ.

Ông phát biểu rằng, có những người anh hùng xây dựng Việt Nam hiện nay cũng có đóng góp của Pháp. Giáo sư Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp nhưng là người gốc Việt đã đạt giải Fields.

Tình cảm giữa nhân dân 2 nước đã gầy dựng quan hệ hữu nghị và là nền tảng cho quan hệ hợp tác.

“Chúng ta đã có quyết định xây dựng nên văn hóa Pháp. Nếu cùng nhau làm việc trên nguyên lý tương đồng thì những chướng ngại tạm thời sẽ được gỡ bỏ. Đại học 2 nước có mục tiêu chương trình cao nhất, để có những sinh viên tốt nghiệp tốt nhất. Nhiều giảng viên Việt Nam được đào tạo tại các trường của Pháp, đóng góp trở lại cho sự phát triển của Việt Nam” – Tổng thống Pháp cho hay.

Theo đó, để có thể làm được điều này cần phải có hoài bão rất lớn về vấn đề đào tạo trong quá trình toàn cầu hiện nay, phải chú trọng vào nhân lực, con người. Trong chương trình hợp tác đối tác, có hàng nghìn sinh viên sang Pháp học, những người này sau khi học thành tài thì có thể tham gia vào các dự án phát triển đất nước.

Do đó, Tổng thống Pháp cho rằng, cần phải thúc đẩy liên kết với nhau để động viên sinh viên sang Pháp, cần giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên để thuận lợi hơn cho các sinh viên.

"Chuyến thăm Đại học Quốc gia là biểu tượng đẹp nhất trong quan hệ đối tác hai nước", ông kết thúc bài phát biểu.

Tại chuyến thăm này, Tổng thống Pháp và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cùng nhaucụ thể hoá nội hàm Đối tác Chiến lược hai bên đã ký kết hồi 2013, làm rõ các hướng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, gồm chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. Đồng thời, hai lãnh đạo dự lễ ký khoảng 20 văn kiện quan trọng và họp báo chung.

Ông Hollande dự kiến đi bộ tại phố cổ Hà Nội cùng một nhóm cựu sinh viên học ở Pháp vào chiều nay. Ông có kế hoạch gặp các lãnh đạo của thành phố Hồ Chí Minh, giới doanh nghiệp vào ngày mai. Ông cũng sẽ tới thăm Viện tim thành phố Hồ Chí Minh, biểu tượng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pháp sẽ sát cánh cùng Việt Nam phát triển