Trong tuần qua, Học Viện chính trị khu vực IV đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL: Thời cơ và thách thức

Văn Kim Khanh | 27/11/2022, 21:02

Trong tuần qua, Học Viện chính trị khu vực IV đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Đây là dịp để các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận, lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực thực tiễn nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về kinh tế số, xã hội số; quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế số, xã hội số; từ thực tiễn để thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL trong bối cảnh mới.

z3914525574254_65adb7ecc898ffcad254ed4765d4b5a2.jpg
Hội thảo khoa học "Phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL - Ảnh:  Văn Kim Khanh

Hiện nay, không chỉ ĐBSCL mà cả nước - vấn đề chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chuyện thời sự nóng. Ngay cả thuật ngữ của nó cũng đang tranh cãi. Riêng việc phát triển, áp dụng, những kỳ vọng về hiệu quả cũng là một trong những vấn đề lớn mang tầm quốc gia, quốc tế.

z3914523342957_d350db1dbf3cf8bccbe87f09049dfe33.jpg
Châu Quốc Hùng, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy An Giang báo cáo khoa học - Ảnh: Văn Kim Khanh

Về thuật ngữ “Kinh tế số”, theo tác giả Lâm Khánh Toàn và Nguyễn Văn Mỹ trong tham luận “Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế số, xã hội số - Những gợi mở cho ĐBSCL”, thuật ngữ này hiện nay có nhiều cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, hai tác giả cho rằng, kinh tế số là hoạt động sử dụng công nghệ số, dữ liệu số đầu vào chính, sử dụng công nghệ thông tin viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh, tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Tương tự, “Xã hội số” theo quy định của pháp luật được hiểu là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên, mặc định mọi mặt đời sống được người dân kết nối, có khả năng tương tác, thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số. Từ đó, hình thành mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số, văn hóa số. 

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 2.4.2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Nghị quyết đã đã đề ra một trong các nguyên tắc, định hướng phát triển đối với vùng ĐBSCL đó là: "Phát triển nhanh, bền vững"; "Thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”.

z3914526531782_64a02f45058409fac01bc192b9908bd4.jpg
Ban giám đốc Học viện chính trị khu vực IV tại hội thảo - Ảnh: Văn Kim Khanh

Hội thảo chỉ diễn ra 1 buổi, trong đó có 34 bài báo cáo khoa học chung quanh đề tài nêu trên. Chỉ có gần 10 báo cáo khoa học được trình bày tại hội trường. Nội dung các báo cáo khoa học xoay quanh đề tài nhân lực, chất lượng lao động qua đào tạo.

Theo các báo cáo khoa học tại hội thảo, ĐBSCL có hơn 10 triệu lao động, trong đó chất lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 13,6% tỉ lệ thấp nhất cả nước (trung bình cả nước 22,8%). ĐBSCL vùng trọng điểm kinh tế của cả nước về nông nghiệp, thủy sản, tuy nhiên về dân trí vẫn gặp khó khăn, thách thức. Ngoài những nỗi lo về nhân lực, về hạ tầng số, các báo cáo khoa học còn băn khoăn về vấn đề bảo mật. Do yếu về năng lực, yếu về bảo mật chúng ta đưa thông tin cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lên các trang mạng dễ bị tin tặc tấn công, kẻ xấu khai thác, gây ra những tác hại không mong muốn.

Đáng chú ý, trong hội thảo có báo cáo khoa học về kinh tế số, xã hội số nhìn từ Trung Quốc. Theo đó, ngay từ những năm đầu thế kỉ XXI, chính quyền Trung Quốc quan tâm, đầu tư mạnh mẽ các lĩnh vực này. Công tác bảo mật của Trung Quốc cũng là vấn đề cho chúng ta học hỏi. Việc đầu tư mạnh về con người, thiết bị đang đem lại cho Trung Quốc lợi thế về kinh tế số, xã hội số so với các nước trong khu vực.

z3914597127596_f7d61b7a6548194155b9e3a3adaed819(1).jpg
Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải - Trưởng khoa kinh tế (Đại học Cần Thơ) báo cáo khoa học - Ảnh: Văn Kim Khanh

Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải – Trưởng khoa kinh tế Đại học Cần Thơ cho rằng, kinh tế số, xã hội số bao hàm vấn đề rất lớn. Vì vậy, cần phải chọn lĩnh vực đầu tư và khởi đầu. Phải tiến hành từng bước, chậm mà chắc. Vì hiện nay, nếu đầu tư dàn trải, không có trọng điểm khó có kết quả tốt.

Tiến sĩ Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện chính trị khu vực IV cho rằng, kinh tế số, xã hội số là một lĩnh vực mới mẻ, quan trọng.

Hội thảo thu hút được đông đảo các phó giáo sư, tiến sĩ, các học giả cũng như các giảng viên, cán bộ tham gia. Nhiều báo cáo khoa học đã đi sâu phân tích các vấn đề thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc chuyển đổi số trong vùng. Những vấn đề thực tiễn, lý luận cũng được đề cập đến trong hội thảo. Trong đó khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước rất quan trọng để tiến hành các lĩnh vực này. Hy vọng chính quyền các tỉnh ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu, đầu tư để lĩnh vực này có những bước tiến mới phục vụ cho việc phát triển ĐBSCL.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL: Thời cơ và thách thức