Queer Asia: Vietnam' là phim tài liệu dài 3 tập khai thác văn hóa của cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) tại Việt Nam.

Phim tài liệu về văn hóa LGBT Việt Nam do chính người Việt thực hiện

Chí Thiện | 31/01/2019, 18:26

Queer Asia: Vietnam' là phim tài liệu dài 3 tập khai thác văn hóa của cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) tại Việt Nam.

Văn hóa queer của Việt Nam là gì?

Những năm gần đây, diễu hành tự hào (Gay Pride) đã trở thành một hoạt động thường niên tại nhiều nước châu Á và thảo luận về giới không còn là một chủ đề cấm kỵ. Văn hóa LGBT tại Việt Nam cũng đang giao thoa phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều những hoạt động cộng đồng. Thế nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: “Giữa dòng chảy hội nhập ấy, LGBT Việt Nam có gì riêng?”. Trước khi được biết đến với cụm từ LGBT, những người đồng tính đã sống như thế nào? Khi chưa có các ứng dụng hẹn hò, làm sao để họ gặp nhau? Văn hóa bản địa của cộng đồng LGBT Việt Nam là gì?....

Năm nay 21 tuổi với nhiều câu hỏi tự đặt ra cho chính mình, chàng sinh viên Nông Nhật Quang (sinh năm 1997) đã đi tìm câu trả lời và lột tả lại hành trình ấy qua bộ phim tài liệu Our Queer History nằm trong dự án phim tài liệu Queer Asia.

Được khởi xướng bởi trang phim online GagaOOLala (Đài Loan), Queer Asia là dự án phim tài liệu đa quốc gia đầu tiên của châu Á về cộng đồng LGBT. Các nhà làm phim địa phương từ 4 nước, vùng lãnh thổ:Hồng Kông, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam sẽ sản xuất 3tập phim của mỗi nước về bản sắc cộng đồng, nhằm đem lại sự thấu hiểu và kết nối.

Nông Nhật Quang từng tham gia khóa học làm phim tài liệu tại Trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh TPD. Bộ phim tài liệu đầu tay của anh -Search - đã tham gia tranh giải tại Búp senvàng 2017. Nông Nhật Quang là đạo diễn của 2 trong 3 tập phim cho Queer Asia: Vietnam. Cùng với Search, hai tập phim Our Queer History Dating with Dan Ni là bộ ba phim tài liệu về giai đoạn trưởng thành của cá nhân đạo diễn.

Ba tập phim tại Việt Nam - điểm dừng chân cuối cùng của dự án, sẽ đưa chúng ta khám phá nhiều khía cạnh về cuộc sống của cộng đồng LGBT, từ các ứng dụng hẹn hò và văn hóa drag cho tới chính cha mẹ của những người LGBT nơi đây. Bộ 3 phim tài liệu này sẽ được phát hành độc quyền bởi GagaOOLala - nền tảng video trực tuyến về cộng đồng LGBT lớn nhất châu Á. Our Queer History - tập mở màn là hành trình tìm hiểu sâu hơn nữa về gốc gác của các phong tục tập quán và văn hóa bản địa tại Việt Nam và cách chúng hòa hợp với văn hóa queer hiện đại.

Đồng cô, Bắc Đẩu và drag queen

Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc lịch sử lâu đời từ xa xưa. Các Thánh Mẫu giao tiếp với người trần thông qua các ông đồng, bà đồng cùng các tín đồ Đạo Mẫu. Các ông đồng được xã hội gọi tên là những người “đồng cô”, và Thánh Mẫu ban cho họ sự tự do biểu đạt tính nữ bằng việc trang điểm đậm và mặc quần áo của phụ nữ trong các buổi hầu đồng. Tuy được tôn trọng trong tín ngưỡng thờ mẫu, từ “đồng cô” trong xã hội hiện đại lại bị dùng để miệt thị sự nữ tính ở người nam, và ám chỉ đến đồng tính nam. Từ “đồng cô” trở thành một nhãn dán miệt thị về giới.

Trong những năm gần đây, văn hóa drag từ phương Tây đã du nhập vào Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, cách các nghệ sĩ “drag queens” phá bỏ đi những định kiến thể hiện giới truyền thống có nhiều điểm tương đồng với cách mà những người LGBT trẻ Việt Nam từ chối dán nhãn về bản dạng và giới của mình. Thông qua rất nhiều những phong trào xã hội của cộng đồng LGBT trong 4 đến 5 năm trở lại đây, xã hội Việt Nam đã thay đổi nhận thức rất nhiều về người đồng tính.

Tại Việt Nam, chương trìnhGặp nhau cuối năm là “một chương trình hài nhất định phải xem” vào mỗi dịp giao thừa, trong đó Bắc Đẩu là một trong những nhân vật được yêu thích nhất. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 với tạo hình bụi bặm nhưng qua từng năm, tạo hình của nhân vật này ngày càng nữ tính hơn.

Vốn là đối tượng bị châm chọc, trong chương trình Táo Quân 2018, Bắc Đẩu bị miêu tả là ”mới ngày nào mình lên chầu, Bắc Đẩu đầu trọc lốc mặt còn non choẹt thế mà bây giờ thì trông như con cave già phẫu thuật hỏng”. Ngay sau đó, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) cùng Trung tâm ICS và rất nhiều tổ chức cộng đồng đã gửi thư ngỏ cho Ban biên tập chương trình về việc Táo Quân miệt thị cộng đồng LGBT qua nhân vật Bắc Đẩu. Mặc dù chưa nhận được phản hồi từ Đài truyền hình nhưng cộng đồng LGBT tại Việt Nam vẫn nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ xã hội và đây là một bước tiến trong công cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới tại Việt Nam.

Bắc Đẩu trong chương trình "Gặp nhau cuối năm"

Rồi có thể một ngày nào đó, biết đâu đấy Bắc Đẩu sẽ xuất hiện như một drag queen lộng lẫy, tự tin và đầy tự hào trên sóng truyền hình quốc gia và không cần dùng những lời châm chọc thô thiển để mua lấy sự yêu thích của khán giả.

Thảo (19 tuổi) - hiện là một nhà hoạt động xã hội – cho biết: “Bất kỳai cũng đều trải qua việc bị phân biệt đối xử, giới hạn bản thân, định kiến, và cảm nhận sự tự do. Và vì thế, câu chuyện của người LGBT không nhất thiết phải là câu chuyện của người LGBT, mà có thể là câu chuyện của bất kỳai”.

Sự hòa quyện giữa những điều cũ và những điều mới, giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại nhập, Our Queer History muốn ghi lại những thước phim tài liệu về văn hóa queer hiện đại tại Việt Nam.

Our Queer History - tập đầu tiên của Queer Asia: Việt Nam - phát hành độc quyền và miễn phí trên nền tảng video trực tuyến của cộng đồng LGTBQ lớn nhất châu Á GagaOOLala. Các khu vực dịch vụ của GagaOOLala, gồm Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Mai Thảo (theo GagaOOlala)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phim tài liệu về văn hóa LGBT Việt Nam do chính người Việt thực hiện