Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (Âm lịch), để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Và sau đó là dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Sau đây, Một Thế Giới xin chia sẻ một số nghi thức tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới.

Phong thủy tiễn năm cũ, sắp xếp bàn thờ đón năm mới

Một Thế Giới | 22/01/2015, 11:44

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (Âm lịch), để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Và sau đó là dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Sau đây, Một Thế Giới xin chia sẻ một số nghi thức tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới.

Tiễn Táo Quân về trời

Để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Trong đó vị thần được nhiều người biết đến là Tào Công thường lên Thiên Đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, tức vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Những vị Thổ Công khác được quan niệm là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng Chạp Âm lịch.

Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đốn Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa đón Xuân trước khi các vị thần về trời. Do vậy, bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm mới, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị Thổ công lên trời.

Thần Táo Quân gồm 3 người, 2 Táo Ông và 1 Táo Bà. Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của ta và Trung Hoa được xem là vị thần quan trọng nhất trong các vị Thổ Công, cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà cũng như chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Mỗi nơi tuy có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau, nhưng hang năm cứ đến 23 tháng Chạp là Táp Quân cưỡi cá chép lên Thiên Đình trình báo và thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn. Do vậy, ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết Ông Táo.

Việc cúng Ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:

·         Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu …

·         Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén

·         Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên trời

·         Hai cây tre

Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, và thứ hail à thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngày sẽ ngọt ngào và chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.

Bài khấn mẫu tiễn đưa ông Táo lên trời: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là*: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

* Nếu tự khấn cho bản thân thì đọc là “Tín chủ con là”. Nếu khấn cho cả nhà hay một nhóm người thì đọc là “Tín chủ chúng con là”.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn rồi lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hoá vàng mã. Cuối cùng, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu trời.

Tẩy rửa hết năng lượng cũ

Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta hay mua quần áo mới, giày dép mới và những vật dụng trang trí mang lại may mắn để bày biện trong thời gian này. Một nghi lễ phong thuỷ quan trọng để nạp lại năng lược được thực hiện trước khi đón Năm Mới sung túc là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi bụi bặm và vứt bỏ những đồ vật không cần thiết. Lau chùi cần thận các phòng và dịch chuyển đồ dùng trong nhà để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.

Cần đặc biệt lưu ý chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.

Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ

Nếu bạn đã mời các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Việc nạp lại năng lượng cho ba vị Phúc Lộc Thọ là điều quan trọng nhất, bằng cách đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào ngày Tất Niên. Điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới.

Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là thời điểm thích hợp để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là ở trên một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm gần bên, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.

Thanh toán nợ nần của năm trước

Các doanh nhân, người làm ăn phải lo trả hết nợ trước giao thừa, vì mang tiếp nợ sang năm mới là điều không may nhất. Nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới.

Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều mày mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới. 

Sổ sách làm ăn lúc này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, sổ sách, các cửa đều đã được dính giấy đỏ, màu của sự may mắn.

Dự trữ thực phẩm

Một việc lớn khác cần làm để chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta thường làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu sự “ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo bạn cần mua nhiều quýt vì tên nó đồng nghĩa với vàng. Ở Singapore, người ta thường tặng nhau một cặp quýt cầu sự may mắn, thịnh vượng vào dịp Tết.

Ngay trước ngày đầu năm mới, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm là Cá muối, tỏi, hành củ, và tỏi tây. Hãy mua loại tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi) và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thúng gạo vào ngày giao thừa và lấy chúng ra vào ngày mồng một và dung chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.

Ý nghĩa của 4 loại thực phẩm quan trọng nêu trên:

·         Cá khô nghĩa là “của ăn của để”

·         Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”

·         Hành nghĩa là “thông minh”

·         Tỏi tây nghĩa là “cần cù”

Chỉnh sửa cửa và bàn thờ

Ngoài ra bạn nên chỉnh sửa lại bàn thờ, cửa chính và các cửa khác trong nhà nếu như chưa phù hợp. Chúng sẽ được mở toàn bộ vào lúc cúng giao thừa. Đồng thời, bạn nên bật hết đèn để cả nhà tràn ngập khí và ánh sáng với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.
>> Bài 1: Phong thủy nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận như thế nào?/ Bài 2: Lưu ý những điều cấm kỵ trong sắp đặt bàn thờ/ 
Dịch Linh
>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong thủy tiễn năm cũ, sắp xếp bàn thờ đón năm mới