Người Việt chúng ta thường có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” để nói lên vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục trong gia đình với việc hình thành nhân cách, đời sống tinh thần của mỗi con người từ khi mới sinh thành. Song hành với đó, cách nuôi dạy con của người phương Tây được cho là những bí quyết vàng để các bố mẹ Việt học hỏi.
Tôn trọng trẻ
Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ).
Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Để bé tự giải quyết vấn đề
Cũng tương tự như việc khóc là bé sẽ phải tự giải quyết việc ngừng khóc, các bà mẹ Tây cũng để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé.
Nếu các trẻ tranh giành đồ chơi của nhau (điều này cũng rất ít khi xảy ra), thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn. Nhiều bé ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng chúng nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau.
Thế là tự chúng biết mình nên chọn giải pháp “thế giới đại đồng” để được hoà mình vào niềm vui chung đó. Do trẻ phải tự giải quyết các vấn đề của mình từ khá sớm nên trẻ Tây khi lớn lên thường rất độc lập trong cách hành xử nhưng vẫn biết cách để làm việc nhóm hiệu quả.
Luôn có khái niệm “cửa hàng tự phục vụ”
Khai thác tối đa khả năng tự phục vụ của trẻ tùy vào từng độ tuổi. Khuyến khích con tự cầm muỗng múc thức ăn, luôn để con “tự xử” trong khả năng cho phép và không quên quan sát đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ. Việc tự mặc quần áo, mang giày mà không cần tới sự trợ giúp từ bố mẹ là một chuyện không lấy gì làm lạ. Khác với phương Đông chúng ta quá đúng không nào.
Phương pháp “Con lật đật”
Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự kích hoạt chế độ khóc, con cũng phải tự biết bấm nút ngừng khóc”. Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ châu Á. Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình cho đến khi trẻ ngừng khóc.
Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.
Hào phóng lời khen
Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ hoặc dùng chiêu bài “khích tướng” để con cố gắng hơn. Cách dạy con của các bà mẹ Tây là luôn cho con sống trong thế giới “lạm phát” của những lời khen và động viên.
Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là, “Cô bé này biết tự mặc quần áo rồi đây. Cô ấy thật giỏi!”
Lắng nghe và kiên nhẫn
Dạy con lắng nghe và kiên nhẫn là một phương pháp không thể thiếu trong cách nuôi dạy con của người phương Tây. Họ có thể bỏ ra hàng giờ để cùng tập nói “bi bô” với trẻ hay chỉ đơn giản là chơi xếp hình cùng con, kích thích tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ.
Thường thì các mẹ Á Đông chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện với các câu hỏi của bé nhưng các mẹ Tây lại rất nhẫn nại, giải thích cho con mình đến thoả mãn mới thôi. Điều này cũng yêu cầu họ cũng phải tự trau dồi kiến thức để giúp con hiểu được câu trả lời. Khi con làm sai, các mẹ Tây luôn nhẹ nhàng nhưng cũng rất kiên định trong việc bảo cho bé biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể để bé hiểu.
Kỷluật: Không hề có đòn roi
Khi các con mắc lỗi sai hay làm bất cứ một việc gì không đúng, bố mẹ Việt thường dùng đòn roi hay những lời nói nặng nề để chỉnh đốn lại con. Còn ở phương Tây, đòn roi không hề có. Thay vì la mắng, đánh đập, bố mẹtrừng phạt con bằng nhiều hành động tích cực và lýtrí hơn.
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình phương Tây. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra.
Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lỗiđều bị cấm túc. Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ phương Tâythường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lầmmình đã gây ra. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lỗimà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Nhã Phương (t/h)