Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều vô cùng kỳ diệu, khiến con người phải kinh ngạc. Bên cạnh sự xuất hiện của những sinh vật lạ, là những hiện tượng ánh sáng độc đáo khiến chúng ta như lạc lối vào chốn thiên đường, trong đó có quả cầu "ma trơi".

Quả cầu 'ma trơi' và 9 hiện tượng ánh sáng kỳ ảo

Một Thế Giới | 22/03/2015, 13:25

Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều vô cùng kỳ diệu, khiến con người phải kinh ngạc. Bên cạnh sự xuất hiện của những sinh vật lạ, là những hiện tượng ánh sáng độc đáo khiến chúng ta như lạc lối vào chốn thiên đường, trong đó có quả cầu "ma trơi".

>>Bạn gái cởi áo khoe ngực vì cãi nhau, chàng trai chạy làng

>>Gục mặt vào ngực bạn gái, chụp lén dưới váy thiếu nữ trên ô tô

>>Đi xe Dream thì đừng theo đuổi em

>>Clip cô gái gãy lưng, bất tỉnh vì nhảy sexy

>>Gái xinh, trai đẹp vui vẻ ‘tự sướng’ sau đám tang

>>Rộ trào lưu ‘Giết cả thế giới’ từ người phụ nữ vô văn hóa

>>Truy tìm mỹ nữ đứng sau Sơn Tùng M-TP hớp hồn người lính

1. Ánh sáng cực quang ở Vườn Quốc gia Jasper Alberta

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-1

Được đánh giá là một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất hành tinh, cực quang là sự “sáng tạo tuyệt vời” giữa mặt trời và Trái đất.

Đây là hiện tượng quang sinh học do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió, mặt trời tiếp xúc với tầng cao khí quyển Trái đất. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở vĩ độ cao, gần các cực từ. Khi mùa đông đến, thời tiết khô, bầu trời quang đãng là điều kiện thích hợp để hiện tượng này xuất hiện.

2. Quả cầu “ma trơi” ở Na Uy
Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-2

Được biết đến với tên gọi hiện tượng Hessdalen, các quả cầu ‘ma trơi’ có thể to bằng kích thước của xe hơi, thậm chí thu hút sự chú ý của các thợ săn UFO. Một vài trong số những quả cầu ánh sáng kỳ lạ đó trôi nhẹ nhàng qua bầu trời suốt gần 2 tiếng, trong khi số còn lại lập lòe ánh sáng trắng hoặc xanh dương, dịch chuyển rất nhanh qua thung lũng và biến mất.

Theo các chuyên gia thuộc Đại học Bologna, các bong bóng khí ion hóa đã hình thành khi hơi lưu huỳnh từ sông Hesja phản ứng với không khí ẩm ướt của thung lũng. Các đặc điểm địa chất học cũng tạo nên những vệt trường điện từ trong thung lũng, giúp lí giải tại sao các quả cầu ánh sáng lại di chuyển đây đó.

3. Rừng đom đóm ở Nagoya, Nhật Bản
Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-3

Mùa mưa từ tháng sáu đến tháng 7, chính là thời điểm thuận lợi để các con đom đóm sinh sôi nảy nở từ những cuộc giao phối với nhau.

Nếu có dịp ghé thăm rừng đom đóm ở Nogaoya Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội ngắm hàng nghìn chú đom đóm đang tỏa sáng trong màn đêm để thu hút bạn tình của mình.

4. Bãi biển phát sáng Mudhdhoo (Vaadhoo), Maldives
Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-4

Vào một đêm không trăng, nếu bạn bước ra bãi biển trên đảo Vaadhoo thuộc quần đảo Maldives, những sinh vật nhỏ xíu phát sáng sẽ bám vào chân bạn. Ngoài ra, bạn còn thấy ánh sáng phát ra từ nước biển.

Nhiều người sẽ nghĩ cảnh tượng trên chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng hoặc hoạt hình. ksáng bởi sự hiện diện của sinh vật phù du có khả năng phát quang với mật độ rất lớn trong nước. Có thể chúng là những sinh vật đơn bào hoặc động vật thuộc nhóm giáp xác.

5. Thác ‘lửa’ ở Công viên Quốc gia Yosemite, California

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-5

Thác “lửa” tự nhiên thường xuất hiện vào hai tuần cuối tháng 2. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời chiếu rọi vào dòng nước đổ xuống vách đá, khiến dòng nước như biến thành màu đỏ.

Nhìn từ xa, thác Horstail giống như đang đổ xuống dưới chân núi. Thực chất đây chỉ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời lên dòng nước mà thôi.

6. Hang động xanh Capri,Ý

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-6

Ánh sáng từ bên ngoài luồn vào hang động xanh ở Tây Bắc, đảo Capri thuộc Ý tạo hứng hiệu ứng ánh sáng qua làn nước xanh và phản chiếu từ vách hang đã thắp sáng tận sâu bên trong long hang.

Đi sâu vào hang, bạn sẽ phải ngẩn ngơ trước vũ điệu sắc màu tươi sáng trên làn nước óng ánh trong vắt nơi đây.

7. Hang động đom đóm Waitomo, NewZeal

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-7

Hang động đom đóm Waitomo tại New Zealand hấp dẫn du khách nhờ số lượng lớn đom đóm sống tại đây. Những con đom đóm có tên khoa học Arachnocampa luminosa khi phát quang sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lá cây pha lẫn xanh dương đặc biệt. 

Ánh sáng thực chất phát ra từ chất thải của ấu trùng, được “hô biến” qua chuỗi phản ứng hóa học phức tạp liên quan đến các chất luciferase, enzyme adenosine triphosphate… trong ống tiêu hóa.

8. Hoàng hôn ngoạn mục ở Manhattanhenge

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-8

Hoàng hôn Manhattanhenge đôi khi còn được gọi là điểm chí Manhattan - thực ra là một hiện tượng tự nhiên xuất hiện giữa năm ở New York. 

Hiện tượng này diễn ra khi Mặt trời lặn nằm thẳng hàng với các tuyến phố Đông - Tây thuộc mạng lưới đường phố chính tại các quận Mahattan thuộc thành phố New York. 

Thuật ngữ “Manhattanhenge” có nguồn gốc từ Stonehenge - những tảng đá cổ đại ở nước Anh mà Mặt trời cũng nằm thẳng hàng với các tảng đá trên các điểm chí (bao gồm Đông chí và Hạ chí) tương tựnhư vậy.

9.Hẻm núi Antelope, Arizona
Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-9

Tọa lạc trên vùng đất Navajo (thuộc tiểu bang Arizona, Tây Nam nước Mỹ), hẻm núi Antelope cấu tạo gồm nhiều lớp địa chất khác nhau, chủ yếu là sa thạch và đá vôi. Tuy nhiên, khi Mặt trời chiếu ánh nắng chói chang xuyên qua các khe núi, hẻm Antelope mới thực sự hiện nguyên vẻ đẹp kiêu sa của mình. Màu đỏ, cam của đá vôi hòa với màu ánh tím của sa thạch tạo nên khung cảnh tuyệt vời.

10.Quả cầu lửa trên sông Mê Kông

Qua cau  ma troi  va 9 hien tuong anh sang ky ao-hinh-anh-10

Vào mùa thu, sông Mê Kông sẽ có sự xuất hiện của những quả cầu lửa bật từ dưới dòng sông lên và phát nổ trong không khí. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi là "bung fai Paya nak" hay "quả cầu lửa Naga" - xuất hiện vào cuối thu, lúc trăng tròn, cuối mùa chay của Phật giáo.

Người dân Mê Kông gắn hiện tượng này với câu chuyện truyền thuyết tâm linh. Theo các chuyên gia khoa học, đây là hiện tượng bong bóng khí metan dưới mặt sông hoặc quá trình khí phosphine dễ cháy nằm sâu dưới mặt sông.

Nguyên Thảo (tổng hợp)

>>Clip cô gái gãy lưng, bất tỉnh vì nhảy sexy
 >>Clip tát vợ một cái, chồng bị vợ đánh chết

>>Clip chân dài đi bar ở Hà Nội bị trai đánh chảy máu mũi

>>‘Ăn bánh trả tiền’, chàng trai Hà Nội nhận trái đắng

>>Cô gái giống Maria Ozawa ở Hà Nội gây xôn xao

>>Cưỡng hiếp đàn ông và các phong tục dị nhất với phụ nữ

>>Nước hoa ngửi là muốn làm ‘chuyện ấy’

>>Trai 95 hoảng hồn vì cua nhầm gái 76

 >>Mặc bikini khoe vùng kín trong đám tang ở miền Nam


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quả cầu 'ma trơi' và 9 hiện tượng ánh sáng kỳ ảo