Trong khi tranh cử tổng thống, Moon Jae-in từng viết trên trang Facebook cá nhân vào tháng 4.2017 rằng ông sẽ là nhà lãnh đạo Hàn Quốc mà Kim Jong-un lo sợ nhất. Thế nhưng, diễn biến sau vụ quan chức ngành ngư nghiệp Hàn Quốc bị lính Triều Tiên bắn chết lại cho thấy điều ngược lại.

‘Quan chức bị giết, Tổng thống Moon thăm dò thái độ Kim Jong-un tránh khiêu khích Triều Tiên’

02/10/2020, 09:08

Trong khi tranh cử tổng thống, Moon Jae-in từng viết trên trang Facebook cá nhân vào tháng 4.2017 rằng ông sẽ là nhà lãnh đạo Hàn Quốc mà Kim Jong-un lo sợ nhất. Thế nhưng, diễn biến sau vụ quan chức ngành ngư nghiệp Hàn Quốc bị lính Triều Tiên bắn chết lại cho thấy điều ngược lại.

6 ngày sau vụ lính Triều Tiên bắn chết quan chức ngư nghiệp, Tổng thống Moon Jae-in xin lỗi người dân Hàn Quốc

Binh sĩ Triều Tiên bắn chết một quan chức ngành ngư nghiệp Hàn Quốc khiến gia đình nạn nhân và các đảng đối lập ở Seoul phẫn nộ, muốn chính phủ làm rõ những điều khuất tất trong vụ việc này.

Bất chấp lời xin lỗi hiếm hoi từ nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-Un nhằm ngăn chặn mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi, gia đình nạn nhân và những người khác đang tìm kiếm phần trả lời cho ba câu hỏi:

Liệu quan chức này có thực sự đào tẩu sang Triều Tiên?

Vì sao không có nỗ lực giải cứu nào được thực hiện?

Tại sao Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lại mất nhiều ngày để công khai vụ giết người?

Quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Nghề được xác định có họ Lee, đã thiệt mạng vào ngày 22.9 khi đi vào lãnh hải của Triều Tiên. Các binh sĩ nước này đã bắn hơn 10 viên đạn vào Lee. Tàu tuần tra mà Lee từng ở trên, báo cáo ông mất tích lúc 11 giờ 51 sáng 21.9. Quân đội Hàn Quốc ngày 24.9 cho biết có "khả năng cao" Lee cố tình đi qua lãnh hải Triều Tiên.

Ở Hàn Quốc, đào tẩu sang phương Bắc là một tội ác. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Hàn Quốc đã chính thức đưa ra cáo buộc đó trong báo cáo hôm 29.9 dựa vào kết quả điều tra tạm thời theo thông tin tình báo từ quân đội nước này.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc báo cáo rằng Lee mặc áo phao và sử dụng một vật nổi khi đi vào vùng biển của Triều Tiên. Theo trang Nikkel, quân đội Triều Tiên biết tên, tuổi, quê quán và các chi tiết nhận dạng khác của nạn nhân. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cáo buộc rằng người đàn ông này đã bày tỏ với Triều Tiên ý định đào tẩu.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc thông báo thêm rằng Lee đã nợ tổng cộng 330 triệu won (282.000 USD), chủ yếu do cờ bạc trực tuyến. Các quan chức Hàn nghi ngờ rằng tài chính bấp bênh là động cơ chính để Lee vượt biên.

Gia đình Lee đã chỉ trích dữ dội và bác bỏ nghi vấn đó.

"Tôi đã nói chuyện với em trai của mình hai ngày trước đó và không có dấu hiệu nào cho thấy em ấy sẽ đến Triều Tiên", Lee Rae-jin, anh trai nạn nhân cho biết trong một cuộc họp báo với truyền thông nước ngoài hôm 29.9.

"Tôi cũng mắc nợ. Nếu nợ nần là một lý do để đào tẩu sang Triều Tiên thì 50% đến 60% người dân thường ở Hàn Quốc đã làm như vậy", Lee Rae-jin nói thêm.

Quân đội Hàn Quốc cho biết một tàu của cơ quan ngư nghiệp Triều Tiên đã thấy Lee trôi trên biển vào khoảng 15 giờ 30 chiều 22.9. Thủy thủ đoàn của con tàu đã thẩm vấn Lee khi đeo mặt nạ phòng độc như biện pháp bảo vệ chống lại coronavirus.

Đến 21 giờ 40 ngày 22.9, các sĩ quan quân đội Triều Tiên đã bắn chết Lee theo lệnh của cấp trên.

Thiết bị giám sát của quân đội Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong nhận thấy vụ cháy diễn ra chỉ 31 phút sau đó. Quân đội Hàn Quốc hôm 24.9 cho biết ngọn lửa được sử dụng để đốt thi thể Lee, nhưng Triều Tiên hôm sau nói rằng chỉ đốt áo phao và thiết bị nổi của ông ta.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao quân đội Hàn Quốc không tìm cách giải cứu Lee, dù dường như đã theo dõi người đàn ông này trong 6 giờ trước khi chết.

"Nó không giống như chúng ta có thể nhìn thấy ông ấy trên thực tế. Chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian để thu thập thông tin bí mật và ghép chúng lại với nhau, phân tích tình hình và báo cáo với ban lãnh đạo quân đội", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.

Cảnh sát biển Hàn Quốc thực hiện chiến dịch tại vùng biển ngoài khơi đảo Yeonpyeong vào ngày 25.9 để tìm thi thể Lee nhưng bị Triều Tiên cảnh báo ngừng xâm phạm chủ quyền - ảnh: Yonhap

Một điều bất thường nữa là Tổng thống Moon Jae-in không đề cập trực tiếp đến vụ nổ súng trước công chúng cho đến 6 ngày sau đó, tức hôm 28.9, khi ông xin lỗi người Hàn Quốc.

"Chính phủ nên bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của người dân", Tổng thống Moon Jae-in nói.

Một nguồn tin trong văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết việc trì hoãn là cần thiết để ông Moon Jae-in có "thời gian cân nhắc về các quyết định của mình". Nguồn tin cho biết, với mức độ nghiêm trọng của vụ việc và khả năng rạn nứt trong quan hệ Bắc - Nam, cần có thời gian để xác nhận các sự thật xung quanh vấn đề.

Dù vậy, ông Moon Jae-in cũng tuyên bố rằng hành động của Triều Tiên là "gây sốc" và "không thể tha thứ" thông qua một phát ngôn viên vào ngày 24.9.

Điều đáng nói là vụ giết quan chức Hàn Quốc dường như không làm thay đổi quan điểm của chính quyền Moon Jae-in với Bình Nhưỡng. Khoảng 4 giờ sau cái chết của Lee, Tổng thống Moon Jae-in đã có bài phát biểu được ghi hình sẵn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và không có sửa đổi nào so với ngôn từ của bản gốc.

Bài diễn văn kêu gọi một tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh hai miền Nam- Bắc Triều Tiên mà Tổng thống Moon Jae-in nói sẽ "mở ra cánh cửa để hoàn thành phi hạt nhân hóa" và hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên, khi ông tìm kiếm sự hợp tác quốc tế cho mục tiêu này.

Chưa đầy 1 tuần sau, ngày 28.9, đảng Dân chủ Hàn Quốc của ông Moon Jae-in đã đệ trình nghị quyết kêu gọi tuyên bố chấm dứt chiến tranh lên một ủy ban quốc hội.

Các nhà lập pháp đối lập đã chỉ trích phản ứng của Chính phủ Hàn Quốc.

"Có vẻ như chính phủ biết điều gì đang xảy ra nhưng không có hành động gì", ông Kim Chong-in, lãnh đạo lâm thời của đảng Quyền lực của nhân dân, cho biết hôm 28.9 và suy đoán rằng chính phủ đang lo lắng về việc đặt ra các vấn đề cho bài phát biểu của Tổng thống Moon Jae-in tại Liên Hợp Quốc.

Ông Kim Chong-in nói: “Thái độ của chính phủ cũng không rõ ràng sau vụ Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều” ở Kaesong vào tháng 6.2020 và thắc mắc: "Tôi không hiểu làm sao có thể được khoan dung cho hành động này".

Đảng Công lý cũng đặt câu hỏi về các ưu tiên của chính quyền.

"Ý kiến ​​của một số người trong đảng cầm quyền rằng quan hệ Bắc - Nam ưu tiên hơn cuộc sống của công dân chúng ta phải được chỉnh sữa. Việc cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều cần có lập trường vững chắc để đảm bảo rằng hành động dã man như vậy của Triều Tiên không được lặp lại", bà Sim Sang-jung, người vừa từ chức lãnh đạo đảng Đảng Công lý tuần này, nói hôm 28.9.

Trong khi tranh cử tổng thống, ông Moon Jae-in đã viết trên trang Facebook cá nhân vào tháng 4.2017 rằng "ông sẽ là nhà lãnh đạo Hàn Quốc mà Kim Jong-un lo sợ nhất". Song, một bài báo hôm 28.9 trên tờ Maeil Business Newspaper (Hàn Quốc) cho rằng "rõ ràng là ông Moon Jae-in đang theo dõi phản ứng của ông Kim Jong-un và cẩn thận để không khiêu khích Triều Tiên".

Qua chuyện trên, nhiều người đặt câu hỏi là bây giờ “Ai sợ ai?” và có thể những lời hứa của ông Moon Jae-in với mọi người chỉ là lời nói suông.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Quan chức bị giết, Tổng thống Moon thăm dò thái độ Kim Jong-un tránh khiêu khích Triều Tiên’