Tháng 7.1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại binh từ Đông Quan vào đánh Nghệ An, với mục tiêu là nhanh chóng tiêu diệt nhà Hậu Trần. Quân Minh vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân Hậu Trần tại vùng Trường Yên (Ninh Bình). Tại đây, vua Trùng Quang sai ba tướng giỏi nhất của mình là Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy đón đánh.

Quân Minh chịu cảnh sa lầy, vua Trần sai 3 ông tướng ra trận

12/05/2017, 10:23

Tháng 7.1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại binh từ Đông Quan vào đánh Nghệ An, với mục tiêu là nhanh chóng tiêu diệt nhà Hậu Trần. Quân Minh vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân Hậu Trần tại vùng Trường Yên (Ninh Bình). Tại đây, vua Trùng Quang sai ba tướng giỏi nhất của mình là Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy đón đánh.

Quân lính nhà Minh

Kỳ 1: Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga

Kỳ 2: Dẹp được Chế Bồng Nga, vua Trần lại gửi trứng cho ác​

Kỳ 3: Hồ Quý Ly và những cải cách tham vọng vượt thời đại​

Kỳ 4: Hồ Quý Ly và mục tiêu 1 triệu quân chống lại phương Bắc

Kỳ 5: Chu Nguyên Chương và dã tâm xâm lược Đại Việt

Kỳ 6: Bạo chúa nhà Minh trái lời cha, muốn xâm lăng nước Việt​

Kỳ 7: Hồ Quý Ly sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh

Kỳ 8: Bị quân Hồ Quý Ly bao vây, tướng Minh viết thư xin tha mạng

Kỳ 9: Nhà Minh lộ dã tâm khi chuẩn bị 80 vạn quân xâm lược nước Việt

Kỳ 10: Hồ Nguyên Trừng và cuộc đọ súng đẫm máu với quân Minh​

Kỳ 11: Cái giá đắt cho những người ngây thơ tin lời dụ dỗ của nhà Minh

Kỳ 12: Hồ Nguyên Trừng đại chiến quân Minh tại Hàm Tử quan

Kỳ 13: Hồ Quý Ly mất nước, Đặng Tất lập mưu lật thế cờ

Kỳ 14: Lịch sử đổ tội lên đầu Hồ Quý Ly thì có bất công không?

Kỳ 15: Chính sách đồng hóa, chia rẽ thâm độc của nhà Minh ở nước ta​

Kỳ 16: Giặc Minh sa lầy khi lộ rõ bộ mặt thật trên đất Việt​

Kỳ 17: Nhà Hậu Trần có Đặng Tất như hổ mọc cánh chiến đấu với quân Minh

Kỳ 18: Đặng Tất đem quân bắc phạt, tiễu trừ quân phản quốc​

Kỳ 19:Đặng Tất đặt thiên la địa võng, chờ đấu 10 vạn quân giặc Minh

Kỳ 20: Cha con Đặng Tất, Đặng Dung tiêu diệt 10 vạn quân Minh

Kỳ 21: Hai vua nhà Trần bao vây quân Minh tại Đông Quan

Kỳ 22: Bại trận, nhà Minh lại khởi quân 10 tỉnh nhòm ngó nước ta

Kỳ 23: Đặng Dung huyết chiến quân Minh tại cửa Hàm Tử

Kỳ 24: Vừa sa lầy tại Đại Việt, nhà Minh lại bị quân Nguyên chém sứ, phá đồn

Kỳ 25: Hồ Nguyên Trừng làm gián điệp cho nhà Minh

Kỳ 26: Nhà Minh giấu lưỡi gươm hiểm ác, nhà Trần dùng kế tằm ăn dâu

Kỳ 27: Đặng Dung, Cảnh Dị dùng binh, bắt giặc Minh trả giá đắt​

Nửa cuối năm 1411, Trương Phụ phải bỏ dở giữa chừng chiến dịch đánh diệt nhà Hậu Trần để đem quân về cứu thành Đông Quan đang bị các toán quân khởi nghĩa uy hiếp. Điều này đã giúp nhà Hậu Trần được giải vây, nhưng gánh nặng là dồn sang các lực lượng khởi nghĩa ở phía bắc. Bấy giờ Lê Nhị xưng là Long Hổ tướng quân Đại đô đốc, lãnh đạo quân dân mở chiến dịch công phá thành Đông Quan. Lê Nhịvới đạo quân 5.000 người tiến đến ngay sát cạnh Đông Quan thì đã bị một lực lượng quân Minh áp đảo tuyệt đối dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trương Phụ từ phía nam trở về tiến đánh dữ dội. Nghĩa quân đã chiến đấu rất anh dũng nhưng không chống nổi do tương quan quá chênh lệch.

Hơn 1.500 nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận chiến, một số tan rã hàng ngũ. Lê Nhị trúng tên tử trận. Tướng dưới trướng ông là Phạm Khảng cùng số tàn quân còn lại kịp rút lui, kéo nhau vào rừng núi lẩn trốn. Đánh tan quân của Lê Nhị rồi, Trương Phụ sai tướng đánh thốc lên phía bắc thành Đông Quan, hòng tiêu diệt nghĩa quân Ông Lão. Liệu sức không thể đối đầu ngay với giặc, Ông Lão cho thu quân rút vào rừng sâu, chia nhỏ lực lượng chực chờ quân Minh rút đi thì lại đánh phá các đồn trại của bọn ngụy quan. Các hoạt động này khiến quân Minh mất rất nhiều thời gian đánh dẹp.

Cũng trong năm 1411, hàng loạt cuộc khởi nghĩa khác trên khắp vùng miền bắc đã khiến quân Minh vô cùng vất vả đối phó. Nhà Hậu Trần cũng hành động để phối hợp với các thủ lĩnh nghĩa quân. Đặng Dung, Nguyễn Súy cùng các tướng Hậu Trần khác là Tôn Nhân, Trần Lỗi đem thủy quân vượt biển ra bắc đánh vào Vân Đồn, Hải Đông để cướp lương thực, hỗ trợ và cổ vũ nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng càng nô nức giết giặc.Thành Đông Quan gần như lọt thỏm giữa muôn trùng vây các cuộc khởi nghĩa. Mặc dù các toán quân khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp do rời rạc thiếu đồng bộ, nhưng cũng đã khiến cho hàng ngàn quân Minh bỏ thây. Và nhất là, khiến cho mục tiêu sớm bình định Đại Việt của vua Minh thất bại.

Trương Phụ càng đánh nhiều, thắng nhiều thì càng khiến cho sự chống đối càng thêm dữ dội. Quân Minh không có năng lực để diệt chủng toàn bộ nhân dân Đại Việt cũng như hoàn toàn tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân, nên phải duy trì lực lượng ngụy quân, ngụy quan để chia sẻ gánh nặng với quân viễn chinh người Minh và khiến người Việt bị chia rẽ. Nhưng rồi chính trong lực lượng tay sai đó cũng xuất hiện những người chống đối, vì rằng nhiều người trong số họ cũng bị lừa dối và ép buộc. Sách Bình Định Giao Nam Lục của người Minh phải viết: “Vì rằng trong những quân vệ châu huyện mới đặt, người Giao Châu nhiều, xưa nay vốn ở ngoài vòng thanh giáo (!?), ưa thích phóng túng, không chịu nổi sự sách nhiễu của quan lại, tướng sĩ. Họ thường nhớ tục cũ, mỗi khi nghe giặc nổi lên là cùng hưởng ứng, tướng giặc đến đâu là được chúng cung ứng, giấu giếm. Cho nên giặc tan rồi lại hợp…”

Đầu năm 1412, tại Thái Nguyên, viên phụ đạo là Nguyễn Nhuế khởi binh đánh phá quân Minh. Tình hình nghiêm trọng buộc Trương Phụ phải đích thân dẫn quân đi đánh mới dẹp được. Để có được một vùng Kinh lộ tạm yên ổn làm bàn đạp tiến về phía nam, Trương Phụ phải mất hơn nửa năm trời. Quãng thời gian này là ngắn hay dài? Chúng ta cần biết rằng, thời trước quân Tống chỉ bị cầm chân ở Như Nguyệt 2 tháng trời mà cạn kiệt lương thực, phải rơi vào cảnh khốn đốn. Quân Nguyên Mông chưa bao ở nước ta được tới nửa năm, lại phải thường xuyên cướp bóc vơ vét lương thực trong dân mà cũng lâm vào cảnh đói khát. Vậy nên, việc quân Minh loay hoay phá vòng vây quanh Đông Quan là một sự sa lầy trầm trọng. Chiến sự liên miên bào mòn quốc lực của nước Minh, và càng khiến quân Minh tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân ta ở vùng chúng chiếm đóng. Chiến tranh là một cái vòng lẩn quẩn điên rồ, nơi mà những kẻ tham tàn ném quân dân cả hai bên vào chỗ khổ sở, chết chóc.

Tuy nhiên, dựa vào việc được cung cấp nhân lực, vật lực liên tục từ nước Minh và việc lập đồn điền cho ngụy quân sản xuất lương thực, quân Minh đã giải quyết được khó khăn về hậu cần. Trương Phụ sai quân tấn công đội thủy quân của Nguyễn Súy đang hoạt động ở ven biển vùng Hải Đông (Quảng Ninh, Hải Phòng ngày nay), giành được thắng lợi. Quân dưới trướng Nguyễn Súy bị hao tổn đến quá nửa, các tướng phải cho lui quân về Nghệ An. Không có sự hậu thuẫn của quân Hậu Trần, phong trào khởi nghĩa cũng tạm thời lắng xuống. Đến giữa năm 1412, Trương Phụ đã bắt đầu mở chiến dịch mới tiến về phía nam, tiếp tục công việc đàn áp nhà Hậu Trần, chỗ dựa của toàn bộ phong trào kháng Minh thời bấy giờ.

Tháng 7.1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại binh từ Đông Quan vào đánh Nghệ An, với mục tiêu là nhanh chóng tiêu diệt nhà Hậu Trần. Quân Minh vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân Hậu Trần tại vùng Trường Yên (Ninh Bình). Tại đây, vua Trùng Quang sai ba tướng giỏi nhất của mình là Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy đón đánh. Về sau, phò mã Hồ Bối cũng được lệnh đem quân tăng cường. Tuy nhiên, lực lượng quân Hậu Trần vẫn ít hơn quân Minh rất nhiều. Chẳng những vậy, cả quân lẫn tướng giặc đều tinh nhuệ, nhiều tên dày dặn kinh nghiệm. Quân ta dùng kế chia quân đánh tỉa, cốt làm chậm nhịp tiến quân của giặc. Trương Phụ phải mất nhiều thời gian ở Trường Yên. Dù vậy, là một tướng lão luyện, Phụ vẫn giữ được phần đông lực lượng trước sự đánh phá của quân Hậu Trần, lầm lũi từng bước một tiến dần về phương nam.

Đầu tháng 9.1412, quân Minh và quân Hậu Trần đánh nhau một trận lớn. Nguyễn Súy, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị cùng nhau chia quân bày trận ở Mô Độ - huyện Yên Mô. Quân Hậu Trần tập trung lực lượng chặn cửa biển Thần Phù, nơi sông Đáy đổ ra biển. Thủy quân ta có khoảng 400 chiến thuyền, bộ binh có vài ngàn quân mai phục trên bờ chờ đánh bộ binh của giặc. Cửa biển Thần Phù là vị trí mà quân Minh phải đi qua để vượt biển tiến đánh Nghệ An, nơi mà Trùng Quang đế đóng đại doanh.

Do vị trí chiến lược quan trọng mà binh thuyền do ba tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy nắm giữ cũng là lực lượng mạnh nhất mà Trùng Quang đế có thể điều động được vào lúc đó. Dẫu rằng lực lượng này vẫn thua kém quân của Trương Phụ, Mộc Thạnh, nhưng nhà Hậu Trần cố gắng trông cậy vào địa lợi. Nơi mà quân ta lựa chọn để đặt trận địa đón đánh giặc là nơi đường hẹp lầy lội, nhằm hạn chế tối đa sức mạnh kỵ binh của giặc.Ngày 6.9.1412, Trương Phụ đem binh thuyền tiến đển cửa biển, cùng quân Hậu Trần giao chiến một trận đẫm máu.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân Minh chịu cảnh sa lầy, vua Trần sai 3 ông tướng ra trận