Thông tin này được ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết tại cuộc họp báo chiều 18.10 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14.

Quốc hội sẵn sàng lùi thời gian thông qua luật để bảo đảm chất lượng

Trí Lâm | 19/10/2016, 11:49

Thông tin này được ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết tại cuộc họp báo chiều 18.10 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14.

Tập trung cho việc làm luật

Tại họp báo, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14 khai mạc vào ngày mai 20.10 tại Nhà Quốc hội. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (không kể ngày nghỉ) và dự kiếnhọp phiên bế mạc vào chiều 23.11.

Thông thường, kỳ họp cuối năm của Quốc hội thường tập trung nhiều hơn cho việc xem xét, quyết định đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng (chiếm khoảng 63% thời gian của kỳ họp) vì chương trình nghị sự của kỳ họp thứ nhất tập trung cho công tác nhân sự của Nhà nước.

Các dự án luật và nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật về hội; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/20210/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến gồm: Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Quản lý ngoại thương; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi); Luật Thủy lợi; Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật Cảnh vệ; Luật Du lịch (sửa đổi); Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật Quy hoạch và Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước.

Các báo cáo của Chính phủ gồm: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017; Báo cáo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm; Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016; Báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường và bài học kinh nghiệm, các giải pháp để bảo vệ môi trường; Báo cáo về tình hình Biển Đông.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Những điểm mới

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết thêm, điểm mới tại kỳ họp này là trong quá trình thẩm tra, cho ý kiến về các dự luật, Quốc hội sẽ mở hội nghị chuyên trách, mời các đại biểu Quốc hội chuyên trách, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực cùng thảo luận nhằm giúp cho chất lượng luật được nâng lên.

Đối với công tác xây dựng pháp luật, bên cạnh việcthực hiện theo đúng quy trình, dành thời gian thỏa đáng cho việcthảo luận, Quốc hội sẽ thường xuyên tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cùng nhau thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với các dự án luật, pháp lệnh; nếu dự án luật vẫn còn có những ý kiến khác nhau thì Quốc hội sẵn sàng lùi lại để bảo đảm chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.

Ví dụ như Luật Hình sự, trong chương trình có thông qua Luật này, nhưng nếu ra Quốc hội còn có nhiều ý kiến khác nhau thì Quốc hội sẽ kéo dài thảo luận sang kỳ sau nữa, đồng thời tăng thời lượng thảo luận tại tổ, hội trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Luật về Hội dự kiếnđược xem xét thông qua trong kỳ họp này, tuy nhiênđang vướng phải sự phảnđối của nhiều chuyên gia bởi hàng loạt bất cập, rào cản. Nếu thông qua cần phảiđược gópý vàđiều chỉnh rất nhiềuđiều khoản cho phù hợp với thực tế xã hội.

Bên cạnh đó, theo ông Phúc, việctranh luận tại kỳ họp này sẽ có nhiều điều kiện hơn. Cụ thể, về báo cáo kinh tế hay dẫn luật, Quốc hội sẽ mời các cơ quan trình nghị quyết, tranh luận. và trực tiếp là các bộ trưởng sẽ trả lời và tranh luận để làm sáng tỏ thêm các nội dung.

Trả lời phóng viên về việc khắc phục sự cố của nhà máy Formosa, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội đã có những đoàn do Ủy ban Khoa học Môi trường của Quốc hội vào giám sát từ rất sớm và có những kiến nghị cụ thể, yêu cầu Formosa trước khi đi vào hoạt động chính thức phải bảo đảm đầyđủ tất cả các điều kiện. Ví dụ như muốn xả nước thải ra thì phải có khu vực chứa…

Cũng theo ông Phúc, tạikỳ họpnàyHiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chưa có trên bàn nghị sự. Vấn đề này Chính phủ và các cơ quan vẫn đang chuẩn bị và chưa trình sang Quốc hội.

Trí Lâm
Bài liên quan
Cần Thơ: Lãnh đạo Quốc hội thăm và tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 12.1, tại TP.Cần Thơ, ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội sẵn sàng lùi thời gian thông qua luật để bảo đảm chất lượng