Trong phiên họp toàn thể tại Hội trường sáng ngày 20.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) với 458/458 đại biểu tán thành chiếm 93,28% tổng số; thông qua dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) với 454/458 đại biểu tán thành, chiếm 92,46% tổng số.

Quốc hội thông qua Luật trợ giúp pháp lý và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Trí Lâm | 20/06/2017, 13:22

Trong phiên họp toàn thể tại Hội trường sáng ngày 20.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) với 458/458 đại biểu tán thành chiếm 93,28% tổng số; thông qua dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) với 454/458 đại biểu tán thành, chiếm 92,46% tổng số.

Nâng cao trách nhiệm cơ quan tố tụng

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong hoạt động tố tụng hình sự, các trường hợp gây oan cho công dân thường liên quan đến trách nhiệm của nhiều người thi hành công vụ trong các cơ quan tiến hành tố tụng đã tham gia điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

Để giải quyết bồi thường cho người bị oan, các luật hiện hành đều thống nhất nguyên tắc xác định cơ quan ra quyết định gây oan sau cùng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế, đặc biệt là trong các giai đoạn tiến hành tố tụng có những “điểm rơi” khó xác định một cách rành mạch cơ quan nào là cơ quan ra quyết định gây oan sau cùng.

Theo đó, Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội đã quy định rõ hơn việc giải quyết vấn đề này trên cơ sở nguyên tắc nêu trên, đồng thời bảo đảm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong từng giai đoạn tố tụng.

Đối với thiệt hại về tinh thần quy định tại Điều 27, để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người bị oan, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan bổ sung quy định: khi thụ lý hồ sơ, trường hợp trong văn bản yêu cầu bồi thường không có yêu cầu phục hồi danh dự thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm làm rõ người bị thiệt hại có yêu cầu phục hồi danh dự hay không tại điểm a khoản 2 Điều 42 của dự thảo Luật.

Về bồi thường thiệt hại tinh thần đối với người thân của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự kể cả trong trường hợp người đó còn sống.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Định cho rằng, Khoản 4 Điều 27 của dự thảo Luật quy định việc bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết. Quy định như vậy là kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời phù hợp với quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, bồi thường thiệt hại về bản chất là bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại, nhưng trong trường hợp người đó đã chết thì người thừa kế được hưởng. Vì vậy, nếu quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích của người bị thiệt hại trong trường hợp người đó còn sống thì không hợp lý và dễ phát sinh phức tạp trong quá trình thực hiện. Mặt khác, vấn đề này chưa được tổng kết, đánh giá tác động và nghiên cứu kỹ các nội dung liên quan. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định như dự thảo Luật.

Mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý

Theo ông Nguyễn Khắc Định, diện người được trợ giúp pháp lý trong dự thảo Luật đã bao quát và mở rộng hơn nhiều so với Luật hiện hành, tăng từ 7 nhóm (theo Chính phủ trình) lên 14 nhóm người. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp tục mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý đối với tất cả trẻ em khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý; người dân tộc thiểu số “cư trú” mà không chỉ là “thường trú” ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với những người chưa được quy định trong Luật này thì vẫn có thể được các tổ chức luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ pháp lý “miễn phí” theo quy định của pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật; khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung những người này vào Luật Trợ giúp pháp lý.

Liên quan đến quy định về Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, UBTVQH cho biết, dự thảo Luật quy định phải rà soát, sắp xếp lại, sáp nhập hoặc giải thể các Chi nhánh đã được thành lập, bảo đảm hiệu quả hoạt động (khoản 4 Điều 48); việc thành lập mới Chi nhánh phải đáp ứng những yêu cầu rất chặt chẽ. Trong trường hợp thực sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập mới Chi nhánh trên cơ sở cân đối biên chế được giao của địa phương (khoản 2 Điều 11). Việc quy định như vậy sẽ không làm phát sinh thêm biên chế ở địa phương, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu quốc hội, dự thảo Luật đã bỏ điều kiện đối với tổ chức hành nghề luật sư “có ít nhất 1 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức” khi ký hợp đồng hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý để tránh quy định trùng lặp với quy định của Luật Luật sư; đồng thời, quy định tổ chức tư vấn pháp luật được ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý khi “có ít nhất 1 tư vấn viên pháp luật có 2 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức”.

Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội thông qua Luật trợ giúp pháp lý và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước