Nhiều đoạn quanh khu vực các nhà hàng du thuyền tại Hồ Tây rác đóng thành tảng dày, trôi lềnh bềnh, biến đổi cả nước hồ Tây sang màu đen thẫm, bốc mùi khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm.

Rác ngập ngụa quanh các nhà hàng du thuyền tại Hồ Tây

Trí Lâm | 20/06/2016, 14:06

Nhiều đoạn quanh khu vực các nhà hàng du thuyền tại Hồ Tây rác đóng thành tảng dày, trôi lềnh bềnh, biến đổi cả nước hồ Tây sang màu đen thẫm, bốc mùi khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm.

Hồ Tây được xem là một thắng cảnh của Thủ đô. Tuy nhiên, nhiều khu vực hồ Tây hiện đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là đoạn hồ tại đường Thụy Khuê, Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi…

Xung quanh khu vực này cơ man rác thải, ngập ngụa bèo, túi bóng, lá cây, cá chết…Nhiều đoạn rác đóng thành tảngdày, trôi lềnh bềnh biến đổi cả nước hồ Tây sang đen thẫm. Đi qua khu vực ô nhiễm, mùi rác thải bốc lên nồng nặc, nhất là trong những ngày nắng nóng khiến người dân hết sức khó chịu.

Đáng nói, rác thải tràn lan ngay dưới chân các nhà hàng du thuyền sang trọngtấp nập kháchmỗi ngày. Theo kết quả điều tra của Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TPHà Nội, rất nhiều nhà hàng du thuyền ở đây thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường cùng với việc cộng đồng dân cư xả thải là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm tại Hồ Tây.

Xác định được nguyên nhân nhưng tình trạng ô nhiễm đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không được xử lý kịp thời, hồ Tây ngày ngày chịu sự ô nhiễm.

Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, hiện trên Hồ Tây chỉ có 10 du thuyền, xuồng máy và 115 vịt đạp nước của các đơn vị: Công ty CP Sông Potomac, Công ty TNHH Du thuyền Hồ Tây, Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây… là được cấp phép hoạt động. Còn lại 15 phương tiện và 16 cầu, sàn đều hoạt động trái phép nhiều năm qua.

Trước đó, công ty TNHH nhà nước một thành viên Hồ Tây, mỗi ngày đêm có khoảng 4.000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt xả xuống hồ Tây. Trong số lượng nước thải này, hàm lượng amoniac trong nước chiếm tới 1,5 mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép

Mới đây, trong cuộc họp liên ngành, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định các phương tiện quá hạn sử dụng, không đáp ứng an toàn kỹ thuật thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu doanh nghiệp tự phá dỡ hoặc di chuyển hẳn ra khỏi hồ. Doanh nghiệp nào cố tình không chấp hành sẽ bị tịch thu, bán đấu giá phương tiện.

Sau đây là một số hình ảnh mà phóng viên báo điện tử Một Thế Giới ghi lại:


Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rác ngập ngụa quanh các nhà hàng du thuyền tại Hồ Tây