Thế giới rộng lớn không thiếu những điều lạ lùng khi mỗi loài sinh vật lại có một cách sinh tồn độc đáo khác nhau. Khi chụp X-quang đầu của một con cá, các nhà khoa học phát hiện ra sinh vật kỳ lạ đã hoàn toàn thay thế lưỡi của vật chủ.

Rận ký sinh ‘thay thế’ luôn lưỡi của vật chủ

13/08/2020, 18:26

Thế giới rộng lớn không thiếu những điều lạ lùng khi mỗi loài sinh vật lại có một cách sinh tồn độc đáo khác nhau. Khi chụp X-quang đầu của một con cá, các nhà khoa học phát hiện ra sinh vật kỳ lạ đã hoàn toàn thay thế lưỡi của vật chủ.

Ảnh chụp X-quang cho thấy sự tồn tại của loài rận ký sinh trong miệng cá - Ảnh: Live Science

Nhà sinh vật học Kory Evans, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học Rice ở Houston, bang Texas (Mỹ), đã phát hiện ra sinh vật ký sinh khi thực hiện X-quang bộ xương cá. “Nó trông giống như có bộ hàm thứ hai trong cổ họng, giống như trong phim viễn tưởng”, Kory Evans cho biết trên mạng xã hội Twitter.

Được biết đến với cái tên rận ăn lưỡi, sinh vật ký sinh này chuyên hút máu từ lưỡi cá. Cho đến khi toàn bộ cấu trúc khô héo, chúng sẽ nằm luôn trong miệng cá và chiếm vị trí của cơ quan trong miệng con cá vẫn còn sống.

Trên thế giới, hiện có khoảng 380 loài rận ăn lưỡi, hầu hết chúng nhắm vào một loài cá cụ thể với tư cách là vật chủ. Rận ăn lưỡi cá chủ yếu xâm nhập vào cơ thể cá qua mang. Chúng sẽ bám vào lưỡi và bắt đầu kiếm ăn, giải phóng chất chống đông máu để giữ cho máu lưu thông.

Theo Bảo tàng Úc, loài ký sinh trùng này bám rất chặt lấy phần gốc của lưỡi cá bằng bảy cặp chân, làm giảm lượng máu cung cấp, khiến cơ quan này bị teo và rụng đi. Sau khi thay thế đầu lưỡi thật của cá, một bên chúng sẽ hút chất nhầy và máu của vật chủ để tồn tại, một bên khác chúng lại hoàn thành nhiệm vụ của một cái lưỡi, giúp vật chủ ăn uống và hoạt động một cách bình thường nhất, vật chủ sẽ hoàn toàn không cảm nhận được đau đớn hay khó chịu gì trong quá trình bị loài sinh vật này ký sinh. Sự hợp tác bất đắc dĩ này giữa một con cá và rận ăn lưỡi thậm chí có thể tiếp tục trong nhiều năm.

Stefanie Kaiser, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia ở Wellington, New Zealand, cho biết trong nhiều trường hợp, cá được cho là tồn tại lâu hơn các loại ký sinh trùng thay thế lưỡi của chúng.

Loại sinh vật hủy hoại khí quan trên cơ thể vật chủ sau đó thay thế khí quan này mà không làm vật chủ phát hiện này, ở một góc độ nào đó mà nói thì cực kỳ đáng sợ. Quan hệ cộng sinh đặc biệt giữa loại rận ăn lưỡi và cá sẽ luôn là đề tài thảo luận không có hồi kết của các nhà khoa học, bởi vì tính tới thời điểm hiện nay, người ta chưa tìm được loài vật từ ký sinh chuyển thành cộng sinh, vả lại còn có thể hòa hợp với vật chủ được như loài rận ăn lưỡi này.

Trang Nhung (theo Live Science)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rận ký sinh ‘thay thế’ luôn lưỡi của vật chủ