“Tết quê bà” là bài thơ của Đoàn Văn Cừ - một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với bút pháp rất riêng và độc đáo. Thế nhưng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập một, bài thơ của ông bị ghi nhầm thành thơ của nhà thơ Anh Thơ.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 (tái bản lần thứ 16) do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2019 là một trong những cuốn sách được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình giáo dục hiện nay. Thế nhưng cuốn sách này đã có sự nhầm lẫntrong quá trình biên soạn.
Cụ thể ở bài “Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ” (từ trang 164 đến trang 167), ở phần hướng dẫn đọc tham khảo thể thơ7 chữ 8 câu (trang 165) sách này in ba bài thơ gồm Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Đi (Tố Hữu) Tết quê bà (Anh Thơ).
Bài thơ Tết quê bà của Đoàn Văn Cừ nhưng sách ghi là của Anh Thơ - Ảnh: T.V
Tuy nhiên việc cuốn sách này xác định bài thơ Tết quê bà của nhà thơ Anh Thơ là hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế đây là bài thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ - một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với bút pháp rất riêng và độc đáo không thể lẫn vào đâu được.
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ (1913 - 2004) - Ảnh: Tư liệu
Tết quê bà được Đoàn Văn Cừ sáng tác vào khoảng năm 1941. Bài thơ này sau đó được đưa vào tuyển tập Thôn ca xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944. Thôn ca cũng là tập thơ tiêu biểu của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Tuyển tập này sau đó cũng được NXB Hội Nhà văn in lại và phát hành vào năm 2013 gồm 52 bài thơ được chia làm 4 phần gồm Sau lũy tre, Mùa xuân, Chuyện làng. Bài Tết quê bàcủa Đoàn Văn Cừ nằm trong phần Mùa xuân gồm10 bài thơ chủ đề xuân và ngày tết ở thôn quê.
Thông tin trên sách ghi rõ sách Ngữ văn lớp 8 tập 1 do Giáo sư Nguyễn Khắc Phi làm Tổng chủ biên, ngoài ra còn có 11 thành viên khác chịu trách nhiệm biên tập các phần của cuốn sách.
Được biết cuốn sách Ngữ văn lớp 8 tập 1 được đưa vào giảng dạy từ năm 2004 đến nay và qua 11 lần tái bản, thế nhưng việc ghi nhầm tên Đoàn Văn Cừ thành Anh Thơ đến nay vẫn chưa được phát hiện chỉnh sửa.
Đoàn Văn Cừsinh ngày25.11.1913ở thôn Đô Đò, xãNam Lợi, huyệnNam Trực, tỉnhNam Định. Ông còn có các bút danh khác làKẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc,ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.
Đoàn Văn Cừ xuất hiện trong phong trào Thơ mớivà viết về thôn quê với bút pháp rất riêng thiên về tả chân. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét về thơ Đoàn Văn Cừ "Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt".
Đoàn Văn Cừ vốn xuất thân từ nghề giáo, ông tham gia phong trào công nhân nhà máy sợiNam Địnhnăm 1936. SauCách mạng tháng Tám, ông tham giaHội đồng Nhân dântỉnhNam Định(1946). Năm1948ông tham giaViệt Minh, trong kháng chiến chống Pháplàm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vậnLiên khu 3. Từ1959, ông là cán bộ biên tậpNhà xuất bản Phổ Thông(Bộ Văn hóa). Năm1974công tác tạiỦy ban Mặt trận Tổ quốchuyệnNam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyệnNam Trực,tỉnhNam Định).
Từ1971, ông là Ủy viên Ban Chấp hànhHội Văn nghệ Hà Nam Ninh(gồm 3tỉnhHà Nam,Nam Định,Ninh Bình gộp lại), hội viênHội Nhà văn Việt Nam. Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày27.6.2004. Nhà thơ Đoàn Văn Cừ được tặngGiải thưởng Nhà nướcvề văn học nghệ thuật năm2001.
Di sản văn chương của ông để lại cho hậu thế gồm các tác phẩm Thôn ca (1944), Thơ lửa (1947), Việt Nam huy hoàng (1948), Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (phóng sự, 1953), Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc(1958), Thôn ca 2(1960) Dọc đường xuân (1979),Đường về quê mẹ(1987),Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992).