Trong Hội nghị ngành ngân hàng sáng nay (11.4), ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, cơ quan quản lý sắp ban hành nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt với sự xuất hiện lần đầu của nhiều quy định mới mà đơn cử là quy định về tiền điện tử.

Sắp ban hành nghị định đầu tiên có quy định về tiền điện tử

11/04/2019, 14:59

Trong Hội nghị ngành ngân hàng sáng nay (11.4), ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, cơ quan quản lý sắp ban hành nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt với sự xuất hiện lần đầu của nhiều quy định mới mà đơn cử là quy định về tiền điện tử.

Ảnh minh hoạ từ Internet

Thông tin về việc ban hành nghị định mới có quy định về tiền điện tử được VNE đăng tải trưa nay, đồng thời dẫn lời Vụ trưởng Vụ Thanh toán cũng cho biết, nghị định sắp tới cũng sẽ nêu rõ hơn vấn đề hợp tác giữa các tổ chức ngân hàng và các tổ chức thanh toán nước ngoài, hướng dẫn cụ thể về hoạt động của các tổ chức khác cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán... là những nền tảng cơ bản để hướng tới nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Liên quan đến nội dung hợp tác giữa tổ chức ngân hàng và tổ chức thanh toán nước ngoài, nghị định mới cũng sẽ mở đường cho việc hợp tác cụ thể hơn giữa ngân hàng trong nước với các nền tảng thanh toán lớn như Alipay hay Wechat, từ đó giúp cho việc thanh toán thuận tiện hơn, đặc biệt là với du khách nước ngoài.

Một nội dung khác đáng chú ý là dịch vụ mobile money đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ vào ngày 4.4.

Dịch vụ mobile money là việc chuyển đổi tài khoản di động thành tài khoản có khả năng lưu trữ, chuyển - nhận tiền giữa các số di động và thực hiện các chức năng như thanh toán hóa đơn, trả tiền hàng hóa, nạp thẻ di động.

Theo VNE, Vụ trưởng Vụ Thanh toán nhận định nội dung này không thể không triển khai nhưng một khi đã làm thì chắc chắn sẽ mở ra một cuộc đua mới, có khả năng tạo sự bùng nổ về thanh toán điện tử.

Với thế mạnh của các công ty viễn thông đã sở hữu hàng chục triệu thuê bao đã được xác thực, mạng lưới thanh toán rộng, việc triển khai mobile money sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn với hệ thống thanh toán qua ngân hàng.

Tuy nhiên, công ty viễn thông cũng phải đáp ứng nhiều điều kiện để được thực hiện dịch vụ này, bao gồm việc ký quỹ với tiền gửi vào của khách hàng, quản lý sim rác, đảm bảo việc thanh toán các dịch vụ hợp pháp... Nếu được chấp thuận thì thời gian đầu dịch vụ này sẽ giới hạn múc 5-10 triệu đồng/tháng với mỗi thuê bao.

Ông còn đánh giá mặc dù lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt đang có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thị trường vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó hiện tỉ lệ phục vụ của ngành ngân hàng ở nhóm khách hàng tiềm năng (thế hệ Z) còn rất thấp (chỉ chiếm khoảng 5%); tỉ lệ và quy mô giao dịch không cao trong số 77 triệu tài khoản ngân hàng và 97 triệu thẻ. Việc phát triển QR Code, thẻ chip nội địa, dù nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển...

Đó là những cơ sở cho thấy thị trường thanh toán Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là rất cần sự tham gia tích cực hơn nữa của các ngân hàng thương mại.

T.L

Bài liên quan
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16.4.2024 quy định về hoạt động lấn biển.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sắp ban hành nghị định đầu tiên có quy định về tiền điện tử