Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ từ quá khứ và cần phòng thủ tốt trên biển. Từ năm 1840 đến 1949, Trung Quốc đã bị các thế lực ngoại bang đánh phá từ biển hơn 470 lần, điều này gây ra những nỗi đau và vết thương sâu sắc cho Trung Quốc".

Sau 70 năm thành lập, Hải quân Trung Quốc vẫn bị ám ảnh từ nỗi sợ thua trận

22/04/2019, 08:15

Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ từ quá khứ và cần phòng thủ tốt trên biển. Từ năm 1840 đến 1949, Trung Quốc đã bị các thế lực ngoại bang đánh phá từ biển hơn 470 lần, điều này gây ra những nỗi đau và vết thương sâu sắc cho Trung Quốc".

Trung Quốc sẽ có dịp trình làng các tàu chiến mới bao gồm tàu ​​ngầm hạt nhân và tàu khu trục tại một cuộc diễu hành vào ngày mai, ngày 23.4 nhân kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập hải quân.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi một kế hoạch cải tổ sâu rộng để nâng cao năng lực quân đội bằng cách phát triển khí tài từ máy bay tàng hình cho đến hàng không mẫu hạm, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và xung quanh đảo Đài Loan.

Nhưng Hải quân mới là người hưởng lợi chính trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội khi Trung Quốc mong muốn phát huy sức mạnh ở xa bờ và bảo vệ các tuyến giao thương cùng công dân của họ ở nước ngoài.

Tháng trước, Bắc Kinh đã công bố mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng cho năm nay ở mức 7,5%, ít hơn so với năm ngoái nhưng vẫn vượt xa mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của Trung Quốc.

Phó chỉ huy hải quân Khâu Diên Bằng nói với các phóng viên rằng cuộc diễu hành hải quân vào ngày mai ở thành phố Thanh Đảo sẽ có 32 tàu chiến và 39 chiến đấu cơ Trung Quốc tham gia. Có nguồn tin nói ông Tập sẽ xuất hiện giám sát cuộc diễu hành dù truyền thông Trung Quốc chưa xác nhận chuyện này.

"Tàu chiến và chiến đấu cơ của Hải quân PLA tham gia diễu hành là tàu sân bay Liêu Ninh, các loại tàu ngầm hạt nhân mới, các loại tàu khu trục mới, cũng như máy bay chiến đấu mới", ông Khâu nói. Dù không đưa ra chi tiết các chủng loại nhưng ông Khâu cho biết "Một số tàu sẽ được trình làng lần đầu tiên .

Tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vốn được mua lại từ Ukraine vào năm 1998 và được tân trang lại ở Trung Quốc - sẽ tham gia diễu hành. Nhưng vẫn chưa rõ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, một con tàu chưa được đặt tên, vốn được đóng hoàn toàn ở Trung Quốc, có tham gia diễu hành không. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, truyền thông Trung Quốc tỏ ra hồ hởi đưa tin ca ngợi các thử nghiệm trên biển gần đây của con tàu này.

Khoảng một chục nước khác cũng cử tàu tham gia cuộc diễu hành. Trong khi ông Khâu không đưa ra con số chính xác thì Hoàn cầu thời báo tuyên bố cuộc diễu hành sẽ bao gồm các tàu từ Nga, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, hải quân Trung Quốc không có chiến dịch đáng chú ý nào. Các tàu hải quân Trung Quốc lần cuối phô trương sức mạnh là khi tham gia tuần tra chống cướp biển quốc tế ngoài khơi Somalia hồi năm 2008.

Khi nói với phóng viên, ông Khâu nhắc lại lập trường của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang của họ không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ ai và dù có chuyện gì xảy ra thì họ cũng sẽ không bao giờ "theo đuổi bá quyền".

"Thật không công bằng khi nói rằng Hải quân PLA mang xung đột hay nhiễu loạn đến nơi nào đó", ông Khâu nói. Đồng thời, ông Khâu còn nói Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ từ quá khứ và cần phòng thủ tốt trên biển.

"Một lực lượng hải quân mạnh là điều cần thiết để xây dựng một quốc gia hàng hải mạnh mẽ," ông Khâu nói. "Từ năm 1840 đến 1949, Trung Quốc đã bị các thế lực ngoại bang đánh phá từ biển hơn 470 lần, điều này gây ra những nỗi đau khó chia sẻ và vết thương sâu sắc cho Trung Quốc".

Trung Quốc thường xuyên phải bác bỏ những lo ngại về ý định quân sự của mình, đặc biệt là khi chi tiêu quân sự tiếp tục gia tăng. Bắc Kinh nói rằng họ không có gì để che giấu về ý định quân sự và đã mời báo chí nước ngoài đưa tin về cuộc diễu hành hải quân vào ngày mai và các hoạt động liên quan.

Euro News trích dẫn ý kiến của Zhang Junshe, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hải quân của PLA, nói rằng việc mời hải quân nước ngoài tham gia cuộc diễu hành là một dấu hiệu của sự cởi mở và tự tin của Trung Quốc, lưu ý rằng Trung Quốc cũng đã làm điều này cho lễ kỷ niệm 60 năm (hồi 2009). "Các tàu ngầm hạt nhân mới và tàu chiến mới sẽ được trình diễn - điều này càng cho thấy hải quân Trung Quốc công khai và minh bạch", Zhang nói.

Tuy nhiên, theo FT thì cuộc diễu hành này là dịp để Trung Quốc khoe khoang cơ bắp, sức mạnh của hải quân cho các đối thủ thấy, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ liên tục có các va chạm trên biển thời gian qua. Mối quan hệ giữa hai bên đã căng thẳng tới mức Mỹ không cử tàu tham gia cuộc diễu hành lần này.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 70 năm thành lập, Hải quân Trung Quốc vẫn bị ám ảnh từ nỗi sợ thua trận