Các đại biểu nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình việc miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Sau khi miễn nhiệm Thủ tướng, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước

Hoài Lam | 02/04/2021, 10:39

Các đại biểu nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình việc miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Trong ngày làm việc hôm nay 2.4, các đại biểu quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

nguyen-phu-trong.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018). Đây là lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước.  Ảnh: Thanh Niên

Sáng 2.4, sau khi miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các đại biểu quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình việc miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Chiều cùng ngày, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín, sau đó nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để bầu nhân sự thay thế.

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm người đứng đầu Nhà nước.

Việc miễn nhiệm và bầu, phê chuẩn nhân sự tại kỳ họp lần này thực hiện theo yêu cầu bố trí, sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước sau Đại hội 13, với khoảng 25 chức danh được kiện toàn hoặc thay đổi vị trí công tác.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018). Đây là lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp quốc hội - tháng 10.2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết việc ông được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước "không phải nhất thể hóa", mà là "tình huống" khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần.

Theo Báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước gửi đến kỳ họp quốc hội lần này, trên cương vị của mình, Chủ tịch nước đã "thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công; đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Sáng 2.4, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với tỉ lệ tán thành 92,92%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Thủ tướng mới.

Ông  Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thủ tướng cho đến khi chuyển giao cho Thủ tướng kế nhiệm.

Dự kiến, Quốc hội sẽ bầu tân Thủ tướng Chính phủ vào ngày 5.4.

Theo lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được miễn nhiệm để giới thiệu bầu giữ cương vị Chủ tịch nước. Đây là lần đầu tiên Quốc hội bầu một đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước.

Bài liên quan
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khi miễn nhiệm Thủ tướng, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước