Sáng 2.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ về tình hình tiếp cận với vắc xin đưa về Việt Nam để tiêm cho người dân, đạt miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19.

Sẽ đạt 150 triệu liều vắc xin tiêm cho người dân trong năm 2021

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 02/07/2021, 11:19

Sáng 2.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ về tình hình tiếp cận với vắc xin đưa về Việt Nam để tiêm cho người dân, đạt miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay đã có 105 triệu liều vắc xin từ các nguồn cung ứng khác nhau được đưa về Việt Nam, Bộ Y tế đang cố gắng đàm phán để đạt 150 triệu liều theo nghị quyết 21 của chính phủ.

"Dự kiến thời gian vắc xin về Việt Nam rải ra từng tháng mà tập trung vào tháng 9 và tháng 10.2021. Theo dự kiến, trong tháng 7 sẽ có 8 - 10 triệu liều vắc xin về Việt Nam qua cơ chế COVAX và các hợp đồng đã ký" - Bộ trưởng thông tin. Theo kế hoạch, các công đoạn sẽ được phối hợp chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, phân phối, tổ chức tiêm, truyền thông, an toàn tiêm chủng, đảm bảo nguyên tắc “tiêm tới đâu an toàn tới đó”.

bo-truong.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Điểm khác biệt trong chiến dịch tiêm chủng này là điều hành bằng điện tử. Khoảng 19.000 điểm tiêm sẽ ứng dụng triệt để công nghệ thông tin để theo dõi về số liều vắc xin được chuyển về từ kho trung ương, số người đăng ký, người được tiêm. "Một điểm tiêm có bao nhiêu liều vắc xin được phân bổ về, bao nhiêu người tiêm, còn lại bao nhiêu liều... phải được quản lý chặt chẽ. Cùng đó, việc theo dõi chặt về nhiệt độ bảo quản vắc xin nhằm đảm bảo chất lượng với vắc xin được quan tâm sâu sát, chặt chẽ. Đây chính là lý do Ban Chỉ đạo lập tiểu ban quản lý chất lượng vắc xin, chúng ta chỉ cắt ngắn thủ tục hành chính chứ không cắt ngắn các quy trình chuyên môn, phải khám sàng lọc cẩn thận, an toàn tối đa" - Bộ trưởng yêu cầu.

Tại cuộc họp, TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vắc xin. Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

tiem-phong.jpg
Bộ Y tế yêu cầu việc tiêm phòng phải diễn ra an toàn tối đa

Chiến dịch này đã và đang được triển khai trên toàn quốc, trong đó ưu tiên các tỉnh, thành phố đang có dịch, có nhiều khu công nghiệp... Các địa phương căn cứ tình hình thực tế sẽ ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng ở vùng có dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chiến dịch sẽ sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng, các cơ sở tiêm của các bộ ngành, cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ đạt 150 triệu liều vắc xin tiêm cho người dân trong năm 2021