Một đề án kết nối giao thông liên vùng trọng điểm phía Nam bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã được đệ trình với UBND TP.HCM.

Sẽ mở rộng kết nối giao thông 8 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam

quanghuy | 21/03/2017, 18:08

Một đề án kết nối giao thông liên vùng trọng điểm phía Nam bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã được đệ trình với UBND TP.HCM.

Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, ngày 20.3 Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đã trình UBND TP.HCM đề án kết nối giao thông TP.HCM với 7 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

TEDI đề xuấtlấy TP.HCM là hạt nhân của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi xây dựng cần kết nối để bảo đảm thuận tiện liên kết với các tỉnh và có tính chất liên kết vùng.

Đề án xác định 9 trục đường chính đô thị, 5 tuyến đường trên cao nhằm đảm bảo giao thông thuận tiện cho việc liên kết vùng. Ngoài ra, TP.HCM cần bổ sung thêm các cầu Cát Lái nối quận 2 TP.HCM - Nhơn Trạch (Đồng Nai) và cầu Cần Giờ (Nhà Bè - Cần Giờ) để nhanh chóng phát triển giao thông của thành phố.

Đề án sẽ kết nối vành đai 2 (Thủ Đức) với vành đai 3 (Gò Công, tỉnh Tiền Giang) vượt qua sông Đồng Nai đến đầu Quốc lộ 20. Mục tiêu là kết nối khu vực giữa đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quốc lộ 1 (Đồng Nai).

Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ điều chỉnh thành hướng TP.HCM đi qua khu vực Tây Ninh và kéo dài từ Gò Dầu tới khu vực cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh). Điều chỉnh tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) bằng cách nối từ Trảng Bàng (Tây Ninh) tới Thạnh Hóa (Long An) thay vì đi hình chữ Z về Đức Hòa (Long An) như trước đây.

Riêng về tuyến đường thủy, công ty này đề xuất các tuyến kết nối nhanh hướng Đông Tây từ cửa sông Vàm Cỏ đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và từ sông Đồng Nai tới sông Thị Vải. Bổ sung thêm các cảng sông ICD (cảng trung chuyển) để gom hàng và vận chuyển tới các cảng lớn.

Đặc biệt về tuyến đường sắt, đề án có đề xuất bổ sung nhánh kết nối ga Bình Triệu với đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ.

Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở GTVT các tỉnh thành liên quan để khẩn trương xây dựng các tuyến đường kết nối giao thông liên khu vực.

Sơ đồ không gian quy hoạch mạng lưới giao thông TP.HCM đến sau năm 2020

Trước đó, tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 củaChính phủ ban hành ngày 23.11.2015 có nhấn mạnh việc tập trung giải quyết các "nút thắt" vàtập trung đầu tư đồng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế; chú trọng phát triển giao thông địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới.

Quang Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ mở rộng kết nối giao thông 8 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam