Sự việc bé trai 9 tuổi ở Hà Nội trên đường đi học về bị tôn "bay lạc" cứa cổ dẫn đến tử vong, một phần là do chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Điều đó cho thấy một thực trạng là hiện tại kỹ năng sơ cứu trong người dân vẫn còn chưa tốt, đặc biệt các sơ cứu vết thương mạch máu. Đây thực sự là một nỗi lo cho ngành y tế .

Sơ cứu như thế nào để người bị tai nạn không phải chết oan? ​

26/09/2016, 16:43

Sự việc bé trai 9 tuổi ở Hà Nội trên đường đi học về bị tôn "bay lạc" cứa cổ dẫn đến tử vong, một phần là do chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Điều đó cho thấy một thực trạng là hiện tại kỹ năng sơ cứu trong người dân vẫn còn chưa tốt, đặc biệt các sơ cứu vết thương mạch máu. Đây thực sự là một nỗi lo cho ngành y tế .

Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM những vết thương mạch máu nếu được sơ cứu đúng cách, đảm bảo không mất máu quá nhiều thì khi đến bệnh viện chỉ cần được khâu nối lại là có thể cứu được tính mạng của nạn nhân.

Thông thường nạn nhân bị vết thương mạch máu có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của tai nạn, tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh, nhưng còn có thể do sự lo lắng, thấy nhiều máu rồi sợ hãi ngất xỉu.

Người dân tại hiện trường theo tâm lý chung rất hay sợ khi thấy máu, không ai dám xông vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân, lại mất bình tĩnh khi thấy có nhiều máu làm cho việc sơ cứu ban đầu những vết thương mạch máu hay chấn thương có mất máu rất trì trệ.

Bác sĩ Hậu cho rằng một lần hiến máu khoảng 350ml nhưng người hiến máu vẫn có thể làm việc bình thường nên lượng máu mất cho dù có lên đến 1.000ml nếu tạm cầm vẫn có thể cứu mạng nạn nhân bình thường.

“Với 1.000 ml máu mà thấm ra quần áo và môi trường xung quanh sẽ khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi. Tâm lý chung của mọi người nếu thấy nạn nhân mất máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ nạn nhân đã chết lại càng chậm trễ thêm nữa”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Theo bác sĩ Hậu kỹ năng sơ cấp cứu vết thương mạch máu đúng cách không phải là một kỹ năng quá phức tạp để thực hiện. Điều quan trọng là người sơ cấp cứu tại hiện trường phải bình tĩnh, gọi người xung quanh hỗ trợ, ép ngay chỗ đang chảy máu. Sau đó, người sơ cứu dùng các vật dụng hiện có tại nơi xảy ra tai nạn băng ép có trọng điểm để cầm máu vết thương, trong thời gian sớm nhất, đảm bảo vận chuyển an toàn nạn nhân đến cơ sơ y tế hay bệnh viện gần nhất.

Đề cập đến bé trai 9 tuổi bị tôn cứa cổ phải tử vong, bác sĩ Hậu cho rằng, bé trai trên bị cứa ở vùng cổ nên khả năng mất máu sẽ nghiêm trọng hơn vì hai bên cổ là hai hệ thống động mạch cảnh, một mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Đây là hệ thống động mạch lớn và quan trọng của cơ thể, khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng tử vong sẽ cao hơn nhưng không phải không sơ cứu được.

Theo bác sĩ Hậu về nguyên tắc vẫn tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như: gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân.

Cách đơn giản hơn rất nhiều giúp người sơ cứu dễ làm và dễ nhớ là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ Hậu cũng lưu ý một số quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân như: đắp thuốc lá, tro, các loại bột, che vết thương lại bằng quần áo…Điều này dễ làm vết thương nhiễm trùng, không quan sát được máu chảy, làm nguy hại hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sơ cứu như thế nào để người bị tai nạn không phải chết oan? ​