Nhiều người cho rằng đối với một cặp đôi đồng tính thì tình yêu mới là quan trọng nhất chứ không phải tờ giấy hôn thú. Chính vì thế, họ nhận định việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là không cần thiết cũng như việc nhiều bạn LGBT trẻ đồng loạt đổi avatar cầu vồng là một hành động a dua. Tuy nhiên, Sơn Đoàn - người bạn đời của NTK Adrian Anh Tuấn - lại có suy nghĩ khác từ chính người trong cuộc.

Sơn Đoàn: 'Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cực kỳ quan trọng!'

Một Thế Giới | 29/06/2015, 15:28

Nhiều người cho rằng đối với một cặp đôi đồng tính thì tình yêu mới là quan trọng nhất chứ không phải tờ giấy hôn thú. Chính vì thế, họ nhận định việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là không cần thiết cũng như việc nhiều bạn LGBT trẻ đồng loạt đổi avatar cầu vồng là một hành động a dua. Tuy nhiên, Sơn Đoàn - người bạn đời của NTK Adrian Anh Tuấn - lại có suy nghĩ khác từ chính người trong cuộc.

Sáng ngày 26.06 (giờ địa phương), Tòa án Tối cao Mỹ đã chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ. Nước Mỹ vốn được xem là cái nôi của phong trào quyền đồng tính trên toàn thế giới. Chính vì thế, ngay sau khi tin tức này được lan truyền thì cộng đồng LGBT tại nhiều quốc gia đã tổ chức những sự kiện ăn mừng, bao gồm cả Việt Nam.
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
 Một cặp đôi đồng tính hạnh phúc khi cuộc hôn nhân nhân kéo dài 54 năm của họ cuối cùng cũng được hợp pháp hóa.
Trên trang mạng xã hội Facebook, hàng ngàn người đã đổi avatar thành màu cầu vồng - biểu tượng của cộng đồng LGBT. Thậm chí, tối qua, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. HCM), hàng ngàn người LGBT và người ủng hộ đã cùng diễu hành với mục đích không chỉ ăn mừng chiến thắng lịch sử của LGBT Mỹ mà còn là dịp để các thành viên cộng đồng LGBT Việt Nam thể hiện mong mỏi được thừa nhận tình yêu của họ trước pháp luật. 
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
 Diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới tối ngày 28.06 tại Nguyễn Huệ
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
 
Mặc dù vậy, cũng có nhiều người cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là một điều không cần thiết. Họ nhận định giữa hai người thì tình yêu mới là quan trọng nhất chứ không phải là một tờ giấy hôn thú. Chia sẻ về ý kiến này, Sơn Đoàn - người vừa kết hôn với người bạn đời đồng tính Adrian Anh Tuấn - đã viết một bình luận khá dài trên trang Facebook cá nhân với nội dung như sau:
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
"Thật ra mấy hôm nay tôi có đọc nhiều về tranh cãi về hôn nhân đồng tính và cách thể hiện bản thân theo phong trào, cho tôi xin phép được có chút ít tâm sự như thế này. 
Về vấn đề hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, theo tôi là rất quan trọng. Lấy ví dụ bây giờ tôi và Tuấn đi du lịch đâu đó không phải ở Sài Gòn, chẵng may một trong hai đứa bị tai nạn cần cấp cứu và bệnh viện bắt buộc phải có người thân ký giấy tờ trước khi có thể tiến hành bất cứ một phương pháp điều trị gì. Như vậy thì chúng tôi phải làm thế nào đây, trong khi tính mạng con người hoàn toàn có thể thay đổi trong tích tắc? Các cơ sở pháp y họ cũng muốn bảo vệ họ tránh trường hợp rủi ro người nhà bệnh nhân thưa kiện, vì thế cho nên tất cả các loại xuất nhập viện đều phải do người thân của bệnh nhân ký xác nhận, theo kiểu giấy trắng mực đen. Điều này không chỉ riêng ở Việt Nam, hay Mỹ mà thiết nghĩ còn ở rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Ở Việt Nam xin xỏ còn dễ, ở Mỹ thì không thể xin xỏ.
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
 Cặp đôi Adrian Anh Tuấn và Sơn Đoàn trong ngày cưới"
Đã có rất nhiều trường hợp ở Mỹ bệnh nhân và người bạn đời đồng giới không gặp được nhau, hay không có quyền quyết định bất cứ việc quan trọng chỉ vì họ sống ở các tiểu bang mà luật tiểu bang không bảo vệ quyền lợi của người đồng tính. Đó là chưa kể đến vô vàn các phúc lợi xã hội khác mà người đồng tính sẽ không được hưởng nếu như hôn nhân của họ không được công nhận về mặt pháp lý.
Khi đọc bình luận của một ca sĩ về vấn đề này, tôi không cho là bạn đó có ý miệt thị gì với người đồng tính. Tôi chỉ thấy bạn ấy hiểu hơi nông cạn và cách nói của bạn đã quá xem nhẹ công sức của những người vận động đấu tranh qua nhiều vòng pháp lý, từ toà án của tiểu bang, đến liên bang khu vực và sau cùng là tối cao pháp viện Mỹ để đạo luật "cỏn con" này được thông qua.
Adrian Anh Tuan, Son Doan, hon nhan dong gioi
Tôi biết trên thế giới này đã có một số quốc gia thông qua hôn nhân đổng giới, nhưng sức ảnh hưởng của các nước này chắc chắn sẽ không bằng sức ảnh hưởng của Mỹ. Nếu bạn là người giỏi ngoại ngữ, bạn thử tìm hiểu và đọc xem tại sao ông Jim Obergefell đã thưa lên tới toà án tối cao mặc dù chồng của ông - John Arthur - đã qua đời từ năm 2013; và còn biết bao nhiêu trường hợp khác bị kỳ thị vì không có luật lệ để bảo vệ họ. Khi bạn hiểu, bạn sẽ thấy được rằng không có những người như họ thì những thứ "bất bình thường" sẽ không bao giờ trở thành thứ "bình thường như vạn vật vũ trụ", bởi lẽ nếu không có đấu tranh, không có cố gắng thì việc đó sẽ mãi mãi chỉ là suy nghĩ của bạn mà thôi và không bao giờ thành hiện thực được. Bản thân tôi vô cùng biết ơn những con người này!
Về vấn để chia sẽ và lối sống của nhiều bạn LGBT, thì tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ LGBT bị "lố" trong cách cư xử và bọc lộ bản thân. Tôi mong là trước khi các bạn đòi hỏi quyền lợi, đòi hỏi mọi người tôn trọng các bạn, thì các bạn sống văn minh, tử tế với những người xung quanh, và có ích cho xã hội. 
Sống cho mình không có nghĩa là mặc kệ người khác, thiếu ý thức và vô trách nhiệm. Các bạn chỉ cần suy nghĩ và hành xử như điều các bạn mong muốn người khác hành xử với chính mình, đơn giản vậy thôi. Các bạn nên nhớ hành xử của mình nó tác động mạnh mẽ đếc góc nhìn của xã hội về cộng đồng LGBT, thế nên người dị tính phải cố gắng một thì đồng tính như chúng ta phải cố gắng mười. Có như vậy xã hội mới có cái nhìn thiện cảm hơn về LGBT để từ đó xoá mờ đi cái ranh giới kỳ thị và có sự đồng cảm bình đẳng thật sự".
Mai Thảo - Ảnh chụp màn hình
Đọc thêm:
6 lý do hôn nhân bình đẳng ở Mỹ liên quan đến Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sơn Đoàn: 'Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cực kỳ quan trọng!'