Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT trong đó có nội dung chỉ xử phạt hành chính bằng tiền cho hành vi có tính gian lận trong thi cử đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều nhà giáo dục cho rằng điều này hoàn toàn không hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Sửa, đánh tráo bài thi, gian lận điểm thi chỉ bị phạt hành chính

nguyễn tuyết | 09/10/2018, 14:22

Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT trong đó có nội dung chỉ xử phạt hành chính bằng tiền cho hành vi có tính gian lận trong thi cử đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều nhà giáo dục cho rằng điều này hoàn toàn không hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

          

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã đưa ra Nghị định về việc xử phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến từ nay đến hết ngày 25.11. Trong đó có quy định nhiều mức phạt mà đối tượng chính là giáo viên, họ có thể bị phạt đến 50 triệu đồng. Đây là mức phạt hành chính cao nhất từ trước đến nay.

Dự thảo ra đời trong bối cảnh ngành giáo dục đang tồn tại rất nhiều bất cập và tiêu cực được phát hiện. Trong đó nổi bật nhất là vụ gian lận điểm thi THPT ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình vừa qua gây nên sự bất bình lớn trong dư luận.

Theo Bộ GD-ĐT, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhằm chấn chỉnh những "tồn tại cố hữu" của ngành giáo dục. Trong bản dự thảo Bộ GD-ĐT đã đề xuất nhiều mức phạt hành chính ở mức cao đối với các quy định về tổ chức dạy thêm cũng như xúc phạm nhân phẩm, danh dự giáo viên, học sinh và các hành vi có tính gian lận trong thi cử…

Điểm đáng chú ý trong dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT là Khoản 4 Điều 21 quy định về mức xử phạt về các hành vi có tính gian lận trong thi cử đã được “hành chính hóa”.

Cụ thể, dự thảo quy định phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi viết thêm, sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định, nhập điểm vào máy vi tính không đúng với điểm thực tế của bài thi.

Phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi hoặc lấy bài của thí sinh này giao cho thí sinh khác; Từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định hoặc chấm thi không đúng hướng dẫn.

Quy định xử phạt này đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Đặc biệt với những người trong ngành giáo dục, nhiều nhà giáo cho rằng đây là hành vi phải xử phạt nặng chứ không đơn giản là xử phạt hành chính bằng tiền.

Trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, điều 21 của dự thảo này là “hoàn toàn không hợp lý và thiếu tính răn đe”.

Công an đọc lệnh bắt tạm giam các đối tượng liên quan vụ gian lận điểm thi ở Sơn La - Ảnh: BCA

PGS-TS Đỗ Văn Dũng đưa ra quan điểm: “Hành vi can thiệp sửa đổi điểm thi là điều không thể chấp nhận được. Nếu phát hiện thì phải truy tố hình sự. Thi cử là việc đại sự quốc gia sao có thể đơn giản như thế được. Gian lận về điểm thi mà chỉ bị chỉ bị xử phạt hành chính thôi sao?”.

Ông Đỗ Văn Dũng nhận định rằng mức phạt hành chính trong dự thảo là rất chung chung, cào bằng như vậy là chưa hợp lý. Theo ông Dũng, hiện nay mặt bằng chung về tài chính ở các trường trên cả nước là không đồng đều. Một số trường thì tự chủ về tài chính, một số trường khác được nhà nước trợ cấp. Học phí các trường cũng có sự chênh lệch lớn nên xử phạt bằng tiền với một con số cụ thể áp dụng cho tất cả là không công bằng.

“Theo tôi, nên tùy thuộc vào mức thu nhập cụ thể của các trường làm căn cứ để quy định xử phạt theo con số phần trăm dựa trên tổng số học phí, 1% hay 10% hay 20%...”, ông Dũng nói.

Đối với các hành vi sai phạm trong công tác tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đề xuất mức phạt thấp nhất là 6 triệu đồng, cao nhất là 45 triệu đồng. Ông Dũng cho rằng phạt thế chưa đủ sức răn đe, cần phải phạt nặng hơn, mức phạt cần luỹ tiến, tăng cấp số nhân theo từng năm học, tuỳ thuộc học gì và tính tổng trong suốt quá trình học thì mới có tác dụng.

Tại dự thảo này, một trong những nội dung gây tranh cãi của nhiều người chính là quy định về việc tăng mức phạt đối với giáo viên có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh lên 10 - 20 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt đến 20 triệu đồng, giáo viên còn bị buộc xin lỗi công khai học sinh và bị đình chỉ giảng dạy từ 1-6 tháng…

Khi dự thảo được công bố, các chuyên gia giáo dục, các nhà giáo đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định này và cho rằng khó có tính khả thi trong thực tế. Bên cạnh đó, phạt giáo viên với mức tiền gấp nhiều lần số lương của họ chỉ vì lỡ lời chửi mắng học sinh là một mức phạt quá nặng nề, nhất khi là chính học sinh cũng có nhiều em ngỗ nghịch, bướng bỉnh…

Nêu quan điểm về quy định xử phạt trên, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng quy định này khó có tính khả thi trong thực tế vì khó xác định. Muốn phạt giáo viên về hành vi trên cần phải xác định rõ như thế nào là xúc phạm nhân phẩm học sinh và phía ra quyết định xử phạt cũng cần phải đưa ra đầy đủ "nhân chứng, vật chứng".

Tú Viên

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sửa, đánh tráo bài thi, gian lận điểm thi chỉ bị phạt hành chính