“Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam đã lừa dối nhân dân, lừa dối chính quyền từ đia phương cho đến các bộ ngành trung ương nào là công nghệ hiện đại, công nghệ làm phân compost, tái chế rác… nhưng thời gian hơn 8 năm qua đều đem rác đi chôn”.

Thanh tra dự án Đa Phước: Đề nghị làm rõ nhóm quyền lực 'che chở' chủ đầu tư

Quang Huy | 18/02/2017, 13:51

“Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam đã lừa dối nhân dân, lừa dối chính quyền từ đia phương cho đến các bộ ngành trung ương nào là công nghệ hiện đại, công nghệ làm phân compost, tái chế rác… nhưng thời gian hơn 8 năm qua đều đem rác đi chôn”.

Đó là những điềumà“người tố cáo”là ông Đoàn Văn Đức - Giám đốc Công ty cổ phầnXây dựng giao thông Đức Hạnh bức xúc khi nói về Công ty TNHH Xử lý chất thải rắnViệt Nam (VWS), về bãi rác Đa Phước đượcông David Dương xây dựng tại xã Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM. Sau bài Chính phủ thanh tra bãi rác Đa Phước để làm rõ những tố cáo của công dânđang được dư luận xã hội rất quan tâm, nay báo điện tử Một Thế Giới thông tintiếp những điều có liên quan về dự án lùm xùm, tai tiếng này.

Bộ Kế hoạch -Đầu tư từng phản đối dự án này

Theo biên bản thỏa thuận được ký giữa Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCMvà Công ty VWS ngày 4.5.2004, phía Công ty VWSsẽ đầu tư 30 triệu USD xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắnĐa Phước, giai đoạn đầu 8,5 triệu USD để tiếp nhận và xử lý ráccho thành phố với công suất 3.000 tấn/ngày.Trong đó, rác làm phân bón 1.500 tấn/ngày, nhà máy phân loại vật liệu tái chế 500 tấn/ngày, số còn lại đem chôn hợp vệ sinh. Chi phí xử lý rác đượcchủ đầu tư đề nghị không quá 9 USD/tấn (chưa có thuế GTGT).

Tuy nhiên, khi ký kết Biên bản thỏa thuận ngày 21.7.2005 theo yêu cầu của chủ đầu tư, phía UBND TP.HCM lại chấp nhận chi phí xử lý rác16,4 USD/tấn và đồng ý ứng trước 9 triệu USD cho chủ đầu tư xây dựng cầu và cơ sở hạ tầng, đồng thời hằng năm tăng trượt giá 3%. Cho đến nay, chủ đầu tư vẫnchưa đưa vốn vào Việt Nam, vẫn sử dụng vốn trong nước để dự án hoạt động. Chính vì sự ẩn khuất, không rõ ràng ấy, dư luận cho rằngchủ đầu tư đã“tay không bắt giặc”.

Núi rác Đa Phước càng cao, mùi hôi càng nồng nặc và tỏa xa - Ảnh: ZingNew

Sự việc trên được Bộ Kế hoạch -Đầu tư có công văn số 4665/BKH/TĐ&GSĐT ngày 12.7.2005 đánh giá lạidự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị:Qua phân tích, thấytồn tại chủ yếu của dự án là nguồn tài chính chưa rõ ràng, yêu cầu trả phí xử lý rác16,4USD/tấn là quá cao so với giá trong dự án đã được cấp phép tháng 5.2005 của Tập đoàn Lemna (Mỹ) chỉ 5USD/tấn. Năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu, không đảm bảo vốn triển khai dự án, do vậy dự án không đủ điều kiện cấp phép. Bộ xin báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Tiếp đó, với công văn số 7334 /BKH/TĐ&GSĐT ngày 24.10.2005, Bộ Kế hoạch -Đầu tư tiếp tục báo cáo bổ sung gửi Thủ tướng Chính phủ và kiếnnghị: Năng lực tài chính đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư còn yếu, chi phí xử lý rácquá cao so với dự án tương tự đã cấp phép, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, qua 2lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch -Đầu tư đềukhông đồng ý chủ trương về dự án xử lý rác Đa Phước.

UBND TP. HCM nhận thấy theo quy trình thẩm định dự án trình Chính phủ đã không qua được cửa ải tại Bộ Kế hoạch -Đầu tư. Chính vì vậy, vớicông văn số 7279/UBND–ĐT ngày 10.11.2005, UBND TP.HCM bằng con đường đi tắt đãtrực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, không qua Bộ Kế hoạch -Đầu tư về dự án xây dựng vận hành Khu liên hợp xử lý chất thqải rắnĐa Phước nữa. UBND TPđề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận dự án, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch đề ra, đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho công tác xử lý ráccủa thành phố.

Với công văn số 6869/VPCP-QHQT ngày 25.11.2005, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắnĐa Phước, gửi các bộ:Kế hoạch -Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Xây dựng, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và UBND TP.HCM. Công văn cónội dung: Đồng ý về nguyên tắc thực hiện dự án, giao Bộ Kế hoạch -Đầu tư cấp phép và UBND TP. HCM chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án.

Cần phải thanh tra triệt để, toàn diện

Đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức sau khi nêu ra một loạt những điều"không bình thường" của dự án xử lý rác Đa Phước đã trình bày những kiến nghị rất cụ thể. Xin được trích một phần nội dung những kiến nghị ấy:

"Để làm rõ đúng sai của dự án, tôi đề nghị Thủ tướng cho thanh tra triệt để, toàn diện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước của Công ty VWS, xử lý đến nơi đến chốn để lấy lại niềm tin của nhân dân. Tôi (Đoàn Văn Đức) xin kiến nghị với Thủ tướng như sau:

Thứ nhất: Để ngân sách nhà nước không bị nhóm lợi ích quyền lực tại UBND TP.HCM che chở cho chủ đầu tư dự án xử lý rácĐa Phước suốt gần 10 năm qua lợi dụng, gây thất thoát, tôi đề nghị Thủ tướng cho xem xét lại đơn giá xử lý rác ngay từ lúc đầu triển khai dự án.Để có cơ sở điều chỉnh dự án xử lý rácĐa Phước phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, cần đánh giá, phân tích một cách khoa học, từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi vận hành khai thác dự án.Các yếu tố cấu thành đơn giá dịch vụ xử lý rác đô thị đã được Bộ Xây dựng điều chỉnh qua các thời kỳ nhất định.Cần theo dõi, giám sát quá trình thực hiện nghiệm thu đầu vào trong việc thanh toán từng đợt cho chủ đầu tư dự án cóđúng theo hợp đồng và điều kiện ký kết hay không.

Thứ hai: Cần xác định giá trị đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài và Nghị định 52/1999 về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Về điều này, Sở Tài nguyên - Môi trườngTP. HCM là đơn vị ký kết hợp đồng đãthiếu sót nghiêm trọng. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lập Tổ công tác có đại diện nhiều bộ ngành chức năng tham gia, làm nhiệm vụ thanh tra công trình đầu tư tại khu xử lý rác Đa Phước, huyện Bình Chánh. Cầnxác định trách nhiệm và quyền hạn của UBND TP.HCM, căn cứtheo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6869/VP-CP ngày 25.11.2005 về việc chịu trách nhiệm những cam kết của thành phố trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước. Cụ thể là các vấn đề sau:

-Góp vốn pháp định của dự án Khu xử lý rác Đa Phước theo tiến độ cam kết.

-Lập và trình thẩm định đơn giá dự toán theo quy định của pháp luật.

-Đồng tiền sử dụng trong dự án đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài là VNĐ.

-Công nghệ hiện đại được chuyển giao là công nghệ nào trong dự án?

-Kiểm định chất lượng công trình xây dựng theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP tại thời điểm có hiệu lực thi hành.

-Kiểm tra việc sử dụng ngân sách thành phố tại Quyết định số 126/QĐ-UBNDTP ngày 20.10.2007 và luật ngân sách có liên quan.

Khu xử lý rác Đa Phước luôn được rào chắn bí mật như khu quân sự - Ảnh: ZingNew

Thứ ba: Động cơ nào UBND TP.HCM cho phép Công ty Môi trường đô thị đầu tư bằng tiền ngân sách xây dựng bãi chôn lấp rác số 3 Phước Hiệp (H.Củ Chi), quyết định của UBND TP. HCM đóng cửa bãi chôn lấp rác này để đưa hết rác về cho khu xử lý rác Đa Phước độc quyền tiếp nhận rác của thành phố.Việc làm này của lãnh đạo TP.HCM thiệt hại tiền ngân sách hàng ngàn tỉđồng, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ tư: Lýdo nào để UBND TP.HCM ứng trước cho chủ đầu tư bằng tiền ngân sách 9 triệu USD?

Thứ năm: Hiện nay, do khu xử lý rác Đa Phước nhận thêm 2.000 tấn rác của bải rác Phước Hiệp (Củ Chi) nên nó đã quá tải, mùi hôi thối phát tán cảchục cây số, khu đô thịPhú Mỹ Hưng gần đó bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính quyền thành phố đã cho điều tra làm rõ và Bí thư Thành ủy đã có kết luận làmùi hôi thối phát tán từ bãi rác Đa Phước. Có thể thấy, Khu xử lý rác Đa Phước hiện nay chỉ lànơi lưu trữ rác, hoàn toànkhông phải là nơi xử lý với công nghệ cao của Mỹnhư chủ đầu tư thường hay khoe khoang.

Thứ sáu: Đề nghị Chính phủkịp thời ngăn chặn những sai phạm, sớm có biện pháp chấm dựt hoạt động củaKhu xử lý rác Đa Phước để tránh nhiều hậu quả về môi trường, ảnh hưởng xấuđến dân cư cả về trước mắt và lâu dài.

Thứ bảy: Đề nghị Thủ tướng thành lậpcơ quan giám định độc lập, giám định sự thiệt hại của nhân dân, doanh nghiệp do bị ô nhiễm xuất phát từ Khu xử lý rácĐa Phước để buộc chủ đầu tư phải đền bù thiệt hại cho người dân”.

“Công ty VWS đã lừa dối nhân dân, lừa dối chính quyền từ địa phương cho đến các bộ ngành trung ương, nào là công nghệ hiện đại, công nghệ làm phân compost, tái chế rác… nhưng thời gian hơn 8 năm qua đều đem rác đichôn lấpvà vẫn hưởng chi phí xử lý 16,4USD/tấn, nay đã trượtgiá trên 20USD/tấn, thử hỏi người dân như chúng tôi làm sao không bức xúc cho được”- ông Đoàn Văn Đức tố cáo.

Quang Huy (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra dự án Đa Phước: Đề nghị làm rõ nhóm quyền lực 'che chở' chủ đầu tư