Vợ chồng ông Trang Trung Hiếu trông giữ căn nhà có chiều ngang 4m, dài 17m cho người bác ruột ở Sóc Trăng. Căn nhà này bị phát mãi theo bản án của tòa, nhưng cơ quan thi hành án lại phát mãi luôn cả căn nhà khác của ông có chiều dài 9,5m ở địa chỉ khác, theo quyết định của tòa án.

Thi hành án kê biên 1 căn nhà thành… 2 căn, vì tòa nhầm?

Văn Vĩnh | 18/05/2017, 10:46

Vợ chồng ông Trang Trung Hiếu trông giữ căn nhà có chiều ngang 4m, dài 17m cho người bác ruột ở Sóc Trăng. Căn nhà này bị phát mãi theo bản án của tòa, nhưng cơ quan thi hành án lại phát mãi luôn cả căn nhà khác của ông có chiều dài 9,5m ở địa chỉ khác, theo quyết định của tòa án.

Thi hành án vượt giới hạn

Những ngày qua, vợ chồng ông Trang Trung Hiếu (49 tuổi, ngụ P.1, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) rất bức xúc khi nhận được thông báo bán đấu giá tài sản từ Công ty TNHH Dịch vụ đấu giá và tư vấn miền Nam. Việc đấu giá này xuất phát từ yêu cầu của Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Sóc Trăng.

“Bản án và tất cả hồ sơ liên quan đều thể hiện tôi đang trông giữ căn nhà số 75, đường 3.2 cho người bác ruột có chiều ngang 4m, dài 17m. Căn nhà này dự định bán phát mãi để chia đôi cho vợ chồng tôi và con trai của người bác, nhưng cơ quan thi hành án lại phát mãi luôn… căn nhà riêng của tôi trong hẻm 45, đường Nguyễn Văn Trỗi. Việc làm này là trái pháp luật!”, ông Hiếu nói.

Theo hồ sơ tố tụng, vào năm 1981, vợ chồng ông Trang Tín và bà Phạm Thị Tiên định cư ở Mỹ nên lập hợp đồng vào ngày 3.12.1981, theo đó bán căn nhà số 75 đường 3.2 cho vợ chồng người anh em họ là Trang Ứng Thinh và Giang Thị Tim (cha và mẹ của ông Trang Hiếu - PV).

Tất cả giấy tờ liên quan thể hiện căn nhà số 75 chỉ dài 17m

Cấu trúc căn nhà được ghi rõ là 2 lầu, chiều ngang 4m, dài 17m. Trong hợp đồng, hoàn toàn không có ghi căn nhà gỗ phía sau (ngang 4m, dài 9,5m, thuộc hẻm 45, đường Nguyễn Văn Trỗi, thông sang).

Đến năm 1990, vợ chồng ông Thinh - bà Tim lại làm thủ tục xuất cảnh, nên lập ủy quyền căn nhà số 75 này cho vợ chồng con trai là ông Hiếu sở hữu đến nay.

Khi về Việt Nam vào năm 1995, vợ chồng ông Tín cùng vợ chồng ông Thinh, cùng người đang sử dụng căn nhà là vợ chồng ông Hiếu đã cùng lập “Giấy xác nhận về tình trạng nguồn gốc của căn nhà số 75 đường 3.2 và lời hứa danh dự về số tiền bán căn nhà”.

Tại văn bản này, các bên xác nhận về tình trạng của căn nhà số 75, với giá 0 đồng (không trả tiền mua nhà), để ông Tín và bà Tiên được cấp chứng chỉ không có bất động sản nhằm được phép xuất cảnh (theo thủ tục vào thời điểm đó - PV). Văn bản còn giao kết về các hướng giải quyết sau này: nếu ông Tín trở về Việt Nam thìphải bán nhà này, chia 50/50 cho người đang sử dụng - tức ông Hiếu.

Năm 2007, bà Tiên qua đời thì 1 năm sau ông Trang Tín khởi kiện. Theo đó, ông Tín ủy quyền cho ông Trương Hoài Phúc kiện đòi ông Trang Hiếu phải trả lại nhà số 75 cho ông. Và tháng 3.2011, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tín, theo đó buộc vợ chồng ông Trang Hiếu và bà Giang Thị Tim (mẹ ông Hiếu) có trách nhiệm di dời tài sản để trả cho gia đình ông Tín căn nhà tọa lạc tại số 75.

Điều trái khoáylà án tuyên nhà số 75 gồm nhà trước 1 trệt, 1 lửng, 3 lầu và cả căn nhà trệt nối liền phía sau giáp hẻm 45 đường Nguyễn Văn Trỗi. “Trong khi đó, căn nhà hẻm đường Nguyễn Văn Trỗi do cha mẹ tôi mua giá rẻ vì người bán lâu nay chỉ để làm nhà kho. Nhà này là nhà riêng của cha mẹ sau đó để lại cho tôi, tôi trực tiếp đóng thuế và hoàn toàn tách rời với căn nhà 75”, ông Hiếu khẳng định.

Quá bức xúc, vợ chồng ông Hiếu kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ngày 18.7.201 1, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc: “Xác định nhà số 75 đường 3.2 thuộc sở hữu của ông Trang Tín và bà Phạm Thị Tiên, thường trú tại Mỹ.

Ông Tín và bà Tiên giao cho vợ chồng ông Trang Trung Hiếu và bà Quách Xái Ngó quản lý căn nhà trên theo giấy xác nhận về tình trạng nguồn gốc tài sản được lập ngày 23.1.1995, tại Phòng Công chứng nhà nước tỉnh Sóc Trăng có chứng thực của Công chứng Nhà nước”.

Công chứng cũng xác nhận không có căn nhà ở hẻm 45

Căn cứ vào nội dung mà cấp phúc thẩm tuyên thì giấy xác nhận về tình trạng nguồn gốc tài sản lập ngày 23.11.1995, chỉ nêu căn nhà số 75 dài 17m, ngang 4m. Chính vì vậy, việc Tòa án Sóc Trăng tuyên án và Cục Thi hành án Dân sự Sóc Trăng kê biên luôn cả căn nhà thuộc hẻm 45 đường Nguyễn Văn Trỗi để bán đấu giá thi hành án đã vượt quá giới hạn của bản án, tài liệu chứng cứ của vụ án!

Và tờ di chúc giả mạo?

Liên quan đến vụ án còn có tờ “di chúc” lập tại Mỹ vào ngày 26.7.2006, có nội dung vợ chồng ông Tín giao quyền thừa kế căn nhà số 75 cho 3 người con. Về hình thức, di chúc đánh máy, do người già không tự viết được, nhưng lại không được công chứng, chứng thực.

Chữ ký trên di chúc của ông Tín và bà Tiên không trùng khớp với chữ ký trong hợp đồng bán nhà lập tại Việt Nam vào năm 1981, và chữ ký tại Phòng Công chứng Nhà nước ngày 23.1.1995 cũng không giống. Vậy mà ông Trang Hùng là con của ông Trang Tín vẫn dựa vào tờ di chúc này và ủy quyền cho ông Trương Hoài Phúc kiện đòi nhà của vợ chồng ông Trang Trung Hiếu.

Tờ di chúc nghi làm giả vì chữ ký rất khác

Điều trái khoáy nữa là bà Phạm Thị Tiên đã chết trước khi TAND tỉnh Sóc Trăng thụ lý vụ án. Trong suốt quá trình tố tụng dân sự và thi hành án, không hề có văn bản của các thừa kế của bà Tiên. Và sau đó, ông Tín cũng đã mất vào năm 2014. Khi ông Tín và bà Tiên đều mất, theo luật thì di sản nếu có của 2 ông bà phải do các thừa kế của họ định đoạt. Bởi họ có đến 8 người con, quyền của họ đối với căn nhà này của cha mẹ họ như thế nào không được làm rõ.

“Vợ chồng tôi không thể giải quyết thi hành án với người không có tư cách đại diện trong giai đoạn thi hành án này, vì bản di chúc ngày 26.7.2006 là giả mạo. Và trong trường hợp phải thi hành án, thì cũng chỉ tính căn nhà số 75 đường 3.2, chứ không thể kê biên luôn cả căn nhà thuộc hẻm 45 Nguyễn Văn Trỗi của riêng tôi, không dính dáng gì!”, ông Hiếu chia sẻ.

PVđã liên hệ với lãnh đạo Cục Thi hành án Dân sự Sóc Trăng để hỏi vì sao nơi đây thi hành án vượt giới hạn nhưng chưa được đáp ứng thông tin.

Thanh Hàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi hành án kê biên 1 căn nhà thành… 2 căn, vì tòa nhầm?