Một cuộc khảo sát ở Anh đã hé lộ những thói quen gây khó chịu đối với đồng nghiệp của dân công sở. Trong đó, những người thường xuyên trễ giờ hoặc không bao giờ móc hầu bao trả tiền nước mời đồng nghiệp được liệt vào dạng "đáng ghét nhất".

Thói quen nào bị đồng nghiệp ghét nhất nơi công sở?

La Hường | 18/04/2018, 16:35

Một cuộc khảo sát ở Anh đã hé lộ những thói quen gây khó chịu đối với đồng nghiệp của dân công sở. Trong đó, những người thường xuyên trễ giờ hoặc không bao giờ móc hầu bao trả tiền nước mời đồng nghiệp được liệt vào dạng "đáng ghét nhất".

Đứng đầu danh sách"đồng nghiệp ác mộng"là những người không đúng giờ. Gần 2/3 số cán bộ quản lý được hỏi cho biết, những đồng nghiệp đến muộn vào buổi sáng hoặc muộn họp khiến họ cảm thấy khó chịu nhất.

Chiếm vị trí thứ hai trong danh sách đen là những người thích gửi thư điện tử, thay vì trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp"dù ngồi đối diện nhau". 56% số người tham gia khảo sát đã chọn đây là thói quen"đáng ghét"của đồng nghiệp.

Sự sòng phẳng trong vấn đề trà nước cũng là một lí do có thể khiến dân văn phòng "mất điểm"trong mắt đồng nghiệp. Kế đến là trang phục đi làm cũng là một vấn đề dễ gây bức xúc. Theo kết quả khảo sát, những người mặc quần áo quá hở hang, khêu gợi hoặc đi dép xỏ ngón nơi công sở dễ bắt gặp các ánh mắt thiếu thiện cảm của đồng nghiệp.

Ngoài các"tật xấu"trên, những người bị gọi là"đồng nghiệp ác mộng"chốn công sở còn có thể sở hữu các thói quen gây khó chịu khác như để chuông điện thoại quá to; thường xuyên nghỉ giải lao để hút thuốc; để bát đĩa bẩn, bốc mùi trên bàn làm việc sau khi ăn sáng/trưa; vẫn đi làm khi bị ốm nặng; hay ngồi lê đôi mách về các đồng nghiệp khác; thảo luận công khai về các vấn đề tối mật liên quan đến công việc; đưa con cái hoặc trẻ nhỏ tới văn phòng...

Charles Elvin, Giám đốc điều hành Viện Lãnh đạo và quản lý (Anh), nhấn mạnh:"Khi các nhóm nhân viên chủ yếu làm việc tại văn phòng ở trạng thái tiếp xúc gần gũi trong thời gian dài, chúng ta sẽ thấy những thứ dường như tầm thường, vụn vặt có thể phát triển thành vấn đề lớn, nếu không được kiểm soát. Chúng có thể bắt đầu gây khó chịu và căm ghét giữa các đồng nghiệp với nhau".

Vậy làm thế nào để tạo quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp? Dưới đây là lời khuyên cho bạn:

Luôn thân thiện: Hãy luôn luôn thân thiện với tất cả đồng nghiệp của bạn, kể cả với những người không thích bạn. Khi bạn đối xử hòa đồng và thân thiện với họ, có thể khiến những định kiến ban đầu của họ về bạn không còn nữa.

Chân thành: Hãy coi những mối quan hệ với đồng nghiệp như là một phần trong cuộc sống của bạn và đối xử chân thành với mọi người. Khi bạn thực sự quan tâm tới họ, họ sẽ cảm nhận được lòng tốt của bạn và chân thành với bạn theo đúng cách mà bạn đã đối xử với họ.

Giúp đỡ đồng nghiệp: Khi thấy đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc, kể cả trong cuộc sống, đừng bỏ mặc họ. Hãy quan tâm chia sẻ, giúp đỡ họ giải quyết vấn đề. Đến lúc bạn gặp khó khăn, chắc chắn họ cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn. Lúc này bạn sẽ thấy, những gì mình nhận được còn nhiều hơn cả những gì bạn cho đi.

Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách về đồng nghiệp: Một điều rất quan trọng nữa là đừng bao giờ xen vào chuyện đời tư cá nhân hay ngồi lê đôi mách về đồng nghiệp của bạn. Nói xấu về người khác chẳng có gì hay ho cả. Khi bạn kể xấu người này với người khác, rất có thể sẽ đến tai họ, vì đơn giản, cũng có những người “nhiều chuyện” giống thế. Điều đó sẽ làm đồng nghiệp mất niềm tin vào bạn.

Chuyên nghiệp trong công việc: Hãy làm thật tốt công việc của mình và tuân thủ nội quy công ty. Bạn càng chuyên nghiệp trong công việc bao nhiêu, càng ít làm ảnh hưởng đến người khác bấy nhiêu. Thật ra bất kỳ một người làm công ăn lương nào cũng cần phải làm cho tròn trách nhiệm của mình và xứng đáng với đồng lương được nhận. Đó là điều căn bản.

Quỳnh Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thói quen nào bị đồng nghiệp ghét nhất nơi công sở?