Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố, số thu từ thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) liên tục tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016. Trong đó, khoản thu này đặc biệt tăng mạnh trong năm 2015 và năm 2016.

Thu thuế BVMT với xăng dầu tăng đột biến 2 năm gần đây

tuyetnhung | 01/06/2017, 13:32

Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố, số thu từ thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) liên tục tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016. Trong đó, khoản thu này đặc biệt tăng mạnh trong năm 2015 và năm 2016.

Bộ Tài chính vừa tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường lần 2. Theo đó, đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng vẫn được giữ nguyên mức tối thiểu 3.000 đồng/lít, tối đa 8.000 đồng/lít.

Đáng chú ý, trong dự thảo tờ trình lần này, Bộ Tài chính đã đưa ra giải trình rõ ràng về các khoản thu-chi thuế BVMT từ năm 2012-2016.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016, tổng thu thuế BVMT giai đoạn 2012-2016 là 105.985 tỉ đồng. Trong đó, năm 2012 là 11.160 tỉ đồng; năm 2013 là 11.512 tỉ đồng; năm 2014 là 11.970 tỉ đồng; năm 2015 là 27.020 tỉ đồng; năm 2016 khoảng 44.323 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 1,36% - 4,27% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và khoảng 0,34% - 0,97% trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm.

Theo Bộ Tài chính, các khoản thu từ thuế BVMT không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể mà được sử dụng để bố trí, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và hoạt động định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định,...

Luật NSNN năm 2015 quy định các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối NSNN, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Do đó, kinh phí NSNN bố trí cho các nhiệm vụ BVMT có thể bằng hoặc thấp hơn so với số thu thuế BVMT. Và đây chính là lý do dẫn tới quan điểm có thể "thu nhiều-chi ít", gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Về các khoản chi cho BVMT, Bộ Tài chính nêu rõ tổng số chi NSNN cho các nhiệm vụ BVMT giai đoạn 2012 - 2016 là khoảng 131.857 tỉ đồng. Trong đó:

Tổng số chi thường xuyên cho BVMT là khoảng 89.131 tỉ đồng, bao gồm: Chi thường xuyên từ NSNN (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) bố trí trực tiếp cho sự nghiệp BVMT (không quá 1% tổng chi NSNN) là khoảng 52.420 tỉ đồng; Chi các hoạt động kinh tế của ngân sách trung ương (gồm chi thực hiện các dự án điều tra, đánh giá về đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo,… bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (2012 - 2016), Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2012 - 2016), Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (2016); chi thực hiện các chính sách quản lý sử dụng đất trồng lúa, phát triển rừng, quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản, duy tu đê điều, khuyến nông, công ích thủy nông) là khoảng 36.711 tỉ đồng.

Tổng số chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương (NSTW)cho các chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực quản lý tập trung ở 2 ngành: ngành tài nguyên và môi trường và ngành cấp nước và xử lý rác thải, nước thải và chi lồng ghép từ nhiều chương trình như Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, Chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu,...là khoảng 24.246 tỉ đồng.

Tổng số chi từ dự phòng NSTW để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các địa phương xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong năm như đê kè, hồ chứa,... là khoảng 18.480 tỷ đồng.

Như vậy, trong giai đoạn 2012 - 2016, chi NSNN cho nhiệm vụ BVMT (bao gồm cả các khoản vay, viện trợ đã đưa vào NSNN để chi thường xuyên cho BVMT hoặc chi đầu tư phát triển BVMT; chưa tính chi các hoạt động kinh tế, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng của ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ BVMT và các khoản vay, viện trợ chi trực tiếp cho dự án về BVMT không đưa vào NSNN) bình quân là khoảng 26.371 tỉ đồng/năm, cao hơn số thu thuế BVMT (bình quân là khoảng 21.197 tỉ đồng/năm).

Đáng chú ý, tại dự thảo lấy ý kiến rộng rãi lần này, Bộ Tài chính đã thay đổi thuyết trình cho việc tăng khung thuế BVMT với xăng dầu, như chi cho xây đường sắt trên cao cũng là khoản chi cho bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, các dự án, chương trình khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ xanh, bền vững,...cũng sẽ nằm trong khoản chi này.

Xét trong bối cảnh điều kiện kinh tế nước ta hiện nay cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đề xuất tăng khung thuế BVMT của Bộ Tài chính lên 8.000 đồng/lít đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận và giới chuyên gia kinh tế. Trong đó, đa số các ý kiến đóng góp đều phản đổi đề xuất này.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu thuế BVMT với xăng dầu tăng đột biến 2 năm gần đây