Theo Thủ tướng, để bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể, nhất là trách nhiệm của người sản xuất, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương… Đặc biệt là trách nhiệm giám sát của các cấp, ngành, cơ quan dân cử để tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trong bảo đảm VSATTP.

Thủ tướng chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong VSATTP

Trí Lâm | 27/04/2016, 11:21

Theo Thủ tướng, để bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể, nhất là trách nhiệm của người sản xuất, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương… Đặc biệt là trách nhiệm giám sát của các cấp, ngành, cơ quan dân cử để tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trong bảo đảm VSATTP.

Sáng 27.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùnghai Phó thủ tướngTrương Hòa Bình vàVũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân là "không ai phải chịu trách nhiệm"

Theo Thủ tướng,tình hình an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần được tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Vấn đề nổi lên hiện nay là việc tổ chức thực hiện trong cả nước chưa tốt, chưa nghiêm minh, kết quả còn hạn chế.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam qua đócho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm VSATTP.

“Chúng ta vẫn nói chỉ có một số thực phẩm là không an toàn nhưng người dân bình thường không thể nhận biết thực phẩm an toàn hay không an toàn. Vì vậy các địa phương phải có phòng xét nghiệm, máy xét nghiệm cố định hoặc di động để người tiêu dùng nhận biết, kết hợp phát triển mô hình chuỗi thực phẩm sạch phân phối đến người dân”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng, tình hình an toàn thực phẩmhiện nay là đáng báo động, tràn lan, phức tạp, nguy hiểm. Nguyên nhân hàng đầu của thực trạng này là không xác định được trách nhiệm, không ai bị kỷ luật khi để tình trạng mất VSATTP tràn lan.

“Công tác thanh tra kiểm soát của lực lượng chức năng không tốt, không nghiêm, còn tình trạng bao che, thông đồng. Cùng với đó, cơ chế chính sách chưa hỗ trợ để cá nhân, cơ sở sản xuất đầu tư nuôi trồng, tiêu thụ, phân phối quy mô, hệ thống”, ông Thăng nói.

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng tình trạnglò mổ bất hợp pháp, cơ sở mất vệ sinh... thìxã, phường biết nhưng không ai bị xử lý cả. Đây là trách nhiệm của bí thư, chủ tịch. Chúng ta cần phải xác định xử lý trách nhiệm cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan đến tình trạng lộn xộn, bất cập trong quản lý VSATTP hiện nay.

Xử lý nghiêm người đứng đầu

Thủ tướng nhấn mạnh, để bảo đảm VSATTP đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể, nhất là trách nhiệm của người sản xuất, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương… Đặc biệt là trách nhiệm giám sát của các cấp, ngành, cơ quan dân cử để tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trong bảo đảm VSATTP.

“Nếu ở xã, phường thì địa phương phải chịu trách nhiệm;ở Trung ương, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TP.HCMĐinh La Thăng cũng đề nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chủ động tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trên nguyên tắc không tăng biên chế và kiến nghị cho phép TP.HCM thí điểm thành lập cơ quan thống nhất quản lý về an toàn thực phẩm, tiền xử phạt được để lại địa phương để đầu tư cho công tác quản lý, bảo đảm VSATTP.

Đối với lực lượng thực thi trong quản lý an toàn thực phẩm, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng cần phải rà soát, chấn chỉnh, bố trí đúng vai trò chức năng, nhiệm vụ.

“Chúng ta nên giao cho lực lượng cựu chiến binh tại địa phương giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm”, ông Thăng đề xuất.

Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ các chợ kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm, khuyến khích phát triển chuỗi thực phẩm an toàn quy mô lớn, tăng cường phối hợp giữa các địa phương.

Phát biểu thảo luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuấtphải làm rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở; các cơ sở kinh doanh phải nêu rõ nguồn gốc sản phẩm, có địa chỉ, điện thoại cụ thể để thuận lợi cho việc giám sát.

“Các chủ sản xuất phải có đủ phương tiện theo đúng tiêu chuẩn để vận chuyển, bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn lao động; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người buôn bán, nuôi trồng có kiến thức, chứng chỉ về VSATTP mới được kinh doanh”, ông Chung nói.

Ngoài ra, ông Chung cho rằng cần đầu tư cho trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; ban hành những chế tài mạnh để bảo đảm tính răn đe, nếu cơ sở vi phạm nhiều lần sẽ bị cấm kinh doanh thực phẩm vĩnh viễn.

Đồng thời, phải đổi mới công tác tuyên truyền VSATTP nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về ý thức của người sản xuất, kinh doanh; đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác quản lý an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống cung cấp thực phẩm sạch.

Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh, sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng trong công tác bảo đảm VSATTP, trong đó xác định một số việc cụ thể trong từng năm để xử lý triệt để.

Theo ông Chiến, ở cấp Trung ương cần kiện toàn lại Ban chỉ đạo về VSATTP, quản lý chặt việc nhập khẩu, sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong chăn nuôi, trồng trọt; thực phẩm nhập khẩu... và phải xử lý thật nặng những trường hợp vi phạm.

Xây dựng hệ thống thực phẩm sạch

Bên cạnh việc chống thực phẩm bẩn thì cũng rất cần thiết xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng chủ trương, cách làm đã có nhưng quan trọng là tổ chức thực hiện.

“Chúng ta muốn có rau, thịt an toàn mà lại có hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ thì không quản lý được. Do vậy, phải đưa nông dân vào hợp tác để hướng dẫn họ thực hiện theo Viet GAP, Global GAP, kết nối với DN phân phối”,ông Phát nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong thanh kiểm tra an toàn thực phẩm, phải thay đổi cách làm từ theo kế hoạch sang đột xuất, đi cùng với tăng cường giám sát, xử lý nghiêm, truy đến cùng nguồn gốc thực phẩm vi phạm.

Từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục kiểm soát, tiến tới chấm dứt sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; cơ bản kiểm soát việc buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất cấm; cơ bản kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong VSATTP