Sáng 21.10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019 và Kế hoạch năm 2020.

Thủ tướng: Những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, chúng ta không bao giờ nhân nhượng

Bùi Trí Lâm | 21/10/2019, 11:19

Sáng 21.10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019 và Kế hoạch năm 2020.

Báo cáo Quốc hội tại lễ khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến tình hình biển Đông. Thủ tướng cho hay, gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao.

"Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế", Thủ tướng bày tỏ.

Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết tại kỳ họp này, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông. Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, tạo khung pháp lý quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới; đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Theo Thủ tướng, năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Với tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới; lạm phát dưới 3%. Mô hình tăng trưởng đã giảm dần sự phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín dụng. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 9 tháng đạt 14,2 tỉUSD, cao nhất từ trước đến nay.

Dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỉ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2016. Bội chi ngân sách 2019 là 3,4% GDP, nợ công giảm còn 56,1% GDP, giảm 5,5% so với 2016.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng khoảng 7,9%. Năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; tỷ lệ nợ xấu nội bảng còn 1,91%; bảo đảm an toàn hệ thống.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ nhìn nhận, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng vẫn tồn tại những yếu tố chưa vững chắc, như giải ngân đầu tư công chậm, tái cơ cấu nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu... Những tồn tại do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, trong đó có một bộ phận cán bộ, công chức còn quan liêu, kỷ cương buông lỏng. "Xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra tại không ít cơ quan, đơn vị", ông nhận xét.

Thủ tướng cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, đất nước vẫn còn những hạn chế, yếu kém và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những yếu tố ngắn hạn và cũng có những vấn đề trung và dài hạn cần tập trung xử lý hiệu quả trong thời gian tới. Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Trình độ công nghệ còn hạn chế.

Cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN còn chậm. Việc xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý quy hoạch, đô thị còn bất cập. Phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu.

Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai. Khắc phục quá tải bệnh viện còn chậm; chất lượng y tế cơ sở chưa cao. Tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình… còn xảy ra ở một số địa phương. Sử dụng đất đai, tài nguyên vẫn còn lãng phí ở nhiều nơi. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông. Sạt lở bờ sông, ven biển xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phươngvùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Trung bộ. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn bất cập; thực thi pháp luật nhiều nơi chưa nghiêm. Cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực chưa thực chất; còn tình trạng tham nhũng vặt. Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn bức xúc ở một số địa phương.

Tình hình trật tự an toàn xã hội, tội phạm trên một số địa bàn diễn biến phức tạp; xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng. Tình trạng tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội còn nhiều, chưa kịp thời xử lý nghiêm. Bảo vệ chủ quyền biển đảo gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chưa tranh thủ tốt những cơ hội và lợi ích của các hiệp định thương mại tự do cho phát triển đất nước. Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu tinh thần quyết tâm, chưa đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trì trệ trong giải quyết công việc sau quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở không ít cơ quan, đơn vị.

Thủ tướng cho hay, trong điều kiện tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài rất lớn và ngày càng gia tăng, chúng ta kiên định mục tiêu đề ra, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời phân tích, đánh giá, dự báo những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực để có những đối sách phù hợp, kịp thời. Tập trung rà soát, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế; khơi thông các nguồn lực; thúc đẩy đầu tư xã hội, khuyến khích mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, đổi mới cách nghĩ, cách làm, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách phát sinh.

Về mục tiêu năm 2020, Thủ tướng cho biết Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng khoảng 6,8%; lạm phát dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1 - 1,5%...

Chính phủ cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng hàng không quốc tế Long Thành... "Phát triển hạ tầng số trên nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại; đồng hành cùng thế giới đưa mạng 5G vào hoạt động với thiết bị sản xuất trong nước", Thủ tướng nói

Lam Thanh
Bài liên quan
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 người chết tại Yên Bái
Thủ tướng vừa có công điện yêu cầu điều tra nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm liên quan vụ tai nạn lao động tại Yên Bái chiều 22.4 khiến 7 công nhân tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, chúng ta không bao giờ nhân nhượng