Chiều ngày 20.2 tại TP.Huế, đại diện 2 địa phương TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã họp bàn ký kết thỏa thuận bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Hải Vân quan nằm trên đỉnh núi Hải Vân.

Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng chung tay bảo tồn di tích Hải Vân quan

Lê Toàn | 21/02/2019, 11:25

Chiều ngày 20.2 tại TP.Huế, đại diện 2 địa phương TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã họp bàn ký kết thỏa thuận bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Hải Vân quan nằm trên đỉnh núi Hải Vân.

Hải Vân quan nằm trên núi Hải Vân nối giữa thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Tháng 4.2017, Hải Vân quan được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Từ đó, 2 địa phương TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên phương án trùng tu, bảo tồn khai thác du lịch tại điểm di tích lịch sử này.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP.Đà Nẵng họp bàn về kế hoạch bảo tồn phát huy di tích Hải Vân quan

Theo văn bản ký kết được ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng và ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký kết, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ là cấp quyết định đầu tư, trực tiếp phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và nghiệm thu quyết toán.

Ban quản lý dự án bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Hải Vân Quan sẽ bao gồm đại diện 2 sở VH- TT - DLtỉnh Thừa Thiên - Huế và TP.Đà Nẵng. Nhà đầu tư được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thực hiện dự án trong khoảng thời gian từ năm 2019-2020 với nguồn kinh phí từ ngân sách của 2 địa phương.

Trong quá trình triển khai dự án, UBND 2 địa phương sẽ chỉ đạo ngành VH - TT - DLvà các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, duy tu bảo dưỡng và khai thác dịch vụ du lịch của Di tích Hải Vân quan đảm bảo lợi ích chung giữa 2 địa phương.

Lê Toàn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng chung tay bảo tồn di tích Hải Vân quan