"Thương hiệu doanh nghiệp hiện nay như những chú cừu Dolly, giống nhau rất nhiều. Hàng ngày, hàng giờ, khách hàng đang phải nghe những thông tin, nhìn những hình ảnh giống nhau hàng loạt".

Thương hiệu doanh nghiệp hiện nay như những chú cừu Dolly

Một Thế Giới | 14/11/2015, 05:39

"Thương hiệu doanh nghiệp hiện nay như những chú cừu Dolly, giống nhau rất nhiều. Hàng ngày, hàng giờ, khách hàng đang phải nghe những thông tin, nhìn những hình ảnh giống nhau hàng loạt".

Đó là lời nhận định của ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Chiến lược của Công ty Richard Moore Associates trong Hội thảo "Vai trò của quản trị thương hiệu trong kinh doanh" diễn ra vào ngày 11.11 do Cục Xúc tiến thương mại - Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia tổ chức.
Thuong-hieu-danh-nghiep-hien-nay-nhu-nhung-chu-cuu-Dolly-giong-nhau-hinh-anh-1
Ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Chiến lược của Công ty Richard Moore Associates 
Thực trạng thương hiệu doanh nghiệp hiện nay
Trong chương trình hội thảo, ông Nguyễn Đức Sơn nói: "Các thương hiệu trên thế giới hiện nay đa số đều giống nhau. Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, có tới 70-80% ngân hàng có thông điệp giống nhau, họ nói về niềm tin, về chữ tín. Vậy, vấn đề đặt ra là ngân hàng nào là tin cậy và giữ chữ tín khi nhiều hình ảnh, thông điệp và dịch vụ giống nhau như vậy".
Ông Sơn cho biết, hoạt động tạo thương hiệu hiện nay của các doanh nghiệp thường theo thiên hướng ồn ào, gây sự chú ý nhiều hơn. Những thông điệp như vậy thường được các doanh nghiệp áp dụng một cách khá máy móc và khả năng tạo niềm tin cho khách hàng sẽ rất khó. Theo đó, các doanh nghiệp cần phải thay đổi theo thời gian để áp dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng.
Mặt khác, ông Sơn cho biết môi trường cạnh tranh ngày càng cao, khách hàng lại khó tính mà sự giống nhau ngày càng nhiều. Thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là làm sao thu hút được sự chú ý một cách ấn tượng, tạo được dấu ấn trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Vì vậy, ông Sơn khẳng định các doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt thương hiệu dù vấn đề này được xem là vô cùng khó khăn.
"Cựu CEO của Citigroup từng cho biết toàn bộ hoạt động quản trị thương hiệu chỉ có một mục đích là khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh", ông Sơn dẫn chứng.
Ông Sơn cho biết, một doanh nghiệp có thể giỏi tất cả mọi mặt nhưng chưa chắc doanh nghiệp đó đã có giá trị thương hiệu tốt nhất. Nhiều doanh nghiệp dẫn đầu về thành tích nhưng thuộc tính thương hiệu vẫn chưa hấp dẫn truyền thông.
Ông Sơn chỉ ra sự khác biệt trong thương hiệu có thể được thể hiện trong tốc độ giao hàng nhanh hay là cách thiết kế đẹp mắt. Trên thực tế, hành vi mua sắm tại điểm bán chiếm tới 60%. Sản phẩm nào bắt mắt thì sẽ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
Qua đó, ông Sơn khẳng định một lần nữa, sự khác biệt thương hiệu chính là giá trị cốt lõi để một thương hiệu doanh nghiệp đi vào tâm trí người tiêu dùng.
Khách hàng ngày nay thường mua sản phẩm theo cảm tính
Bên cạnh đó, ông Sơn cho biết, có tới 80% khách hàng hiện nay thường mua sản phẩm theo cảm tính vì nhìn vào bên ngoài sản phẩm thì khó có thể đoán được chất lượng. Theo đó, các doanh nghiệp phải tác động, khai thác nhiều vào tâm lý khách hàng của mình.
Lấy ví dụ về hai thương hiệu nước ngọt có ga là Coca-Cola và Pepsi, ông Sơn cho hay, theo điều tra năm 2014, Coca-Cola có giá trị thương hiệu đạt 100 tỉ USD, trong khi Pepsi chỉ đạt 15 tỉ USD. Mặc dù người Mỹ thường thích uống loại nước ngọt có vị đậm đà như Pepsi nhưng thương hiệu Coca-Cola bao giờ cũng chiến thắng trên thị trường Mỹ. 
Ông Sơn giải thích do Coca-Cola ra đời sớm hơn, đồng thời những quảng cáo của thương hiệu này thường tác động mạnh tới tâm lý, khai thác triệt để tình cảm của người tiêu dùng. Nhìn chung, phương diện truyền thông của Coca-Cola là rất mạnh.
Ví dụ khác về dầu gội Clear và Head & Shoulders. Hai loại dầu gội này đều đặc trị gàu. Nhưng vấn đề ở đây chính là sản phẩm nào ra đời sớm, lĩnh vực truyền thông tốt, tác động hay và ấn tượng đến tâm lý người tiêu dùng thì thương hiệu đó sẽ chiến thắng.
Nhiều doanh nghiệp khác như: Starbucks, FPT thường tác động tới tâm lý người tiêu dùng thông qua việc đầu tư vào nhân viên của họ. Họ quan niệm rằng, chiếm được tình cảm của nhân viên dành cho doanh nghiệp thì hiệu suất làm việc sẽ tăng cao. Môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu sẽ dễ dàng giúp nhân viên làm khách hàng của họ hài lòng.
Ông Sơn cho hay, nhiều lúc, thương hiệu không phải là cuộc chiến về sản phẩm mà đó chính là cuộc chiến trong nhận thức của khách hàng. Giống nhau như vậy thì ai làm tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn thì người đó sẽ chiến thắng.
Tuyết Nhung
Bài liên quan
Xuất khẩu online: Làm sao bảo vệ thương hiệu Việt?
Xuất khẩu trực tuyến (online) đang trở thành hướng đi của nhiều doanh nghiệp để đưa hàng hóa, sản phẩm của mình đi xa hơn trên thị trường thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương hiệu doanh nghiệp hiện nay như những chú cừu Dolly